Nước tiểu được tạo ra như thế nào trong cơ thể người

Nước tiểu là một chất thải quan trọng và có ý nghĩa đối với cơ thể. Dựa vào màu sắc hay lượng nước tiểu thải ra mà có thể phản ánh được tình trạng bệnh lý. Vậy thử xem quá trình tạo ra nước tiểu trong cơ thể chúng ta được thực hiện như thế nào?

Nước tiểu được tạo ra như thế nào trong cơ thể người Nước tiểu được tạo ra như thế nào trong cơ thể người

Nước tiểu là một chất thải quan trọng và có ý nghĩa đối với cơ thể. Dựa vào màu sắc hay lượng nước tiểu thải ra mà có thể phản ánh được tình trạng bệnh lý. Vậy thử xem quá trình tạo ra nước tiểu trong cơ thể chúng ta được thực hiện như thế nào?

Nước tiểu là một chất thải của cơ thể do thận bài tiết ra ngoài thông qua niệu đạo.

Quá trình tạo nước tiểu là 1 trong 2 chức năng chính của thận. Được thực hiện thông qua 3 quá trình:

  • Quá trình lọc ở cầu thận

Cầu thận được bao quanh bởi bao Bowman, dịch được lọc từ huyết tương sẽ vào trong bao Bowman gọi là dịch lọc cầu thận. Quá trình lọc ở cầu thận phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất giữa bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman, nên tạo được lực đẩy các chất qua lỗ lọc → nước tiểu đầu → đến ống thận. Lúc này các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên sẽ được giữ lại trong máu, theo động mạch đi trở lại cơ thể.

  • Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu

Khi nước tiểu đầu đi qua hệ thống ống thận, sẽ xảy ra quá trình tái hấp thu một cách có chọn lọc các chất như nước, glucose, protein, acid amin, các loại ion cần thiết (Na+, Cl-...)

  • Quá trình bài tiết một số chất từ máu vào ống thận.

Sau khi quá trình hấp thu ở ống thận diễn ra thì sẽ đến quá trình bài tiết các chất cặn bã như acid uric, Creatinin, các loại ion thừa (K+, H+.....) → nước tiểu chính thức.

vicare.vn-nuoc-tieu-duoc-tao-ra-nhu-nao-trong-co-nguoi-body-1

Tính chất nước tiểu

Số lượng : lượng nước tiểu trong ngày = lượng nước uống vào (bao gồm nước, canh,sữa) – lượng nước tiêu hao ( như mồ hôi, nôn...) – (300 → 500ml tùy thời tiết theo mùa).

  • Nếu lượng nước tiểu tăng có thể gặp trong trường hợp bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt.
  • Nếu lượng nước tiểu ít sẽ gặp trong các trường hợp thiểu niệu, vô niệu do viêm cầu thận cấp, mất nước do bị tiêu chảy/sốt cao...

Màu sắc: bình thường nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách tùy vào số lượng bài tiết và đậm độ nước tiểu. Ngoài ảnh hưởng màu sắc do ăn uống một số loại thức ăn, nước tiểu có thể báo hiệu một số dấu hiệu của bệnh lý cơ thể. Ví dụ:

  • Màu đỏ hoặc hồng: chứng tỏ có máu gặp trong các bệnh như tiền liệt tuyến, sỏi thận...
  • Màu cam: cơ thể bị mất nước, các vấn đề liên quan đến ống mật và gan.

Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. Vì vậy quá trình này rất quan trọng khi thấy nước tiểu có các dấu hiệu bất thường về màu sắc hay số lượng thì cần chú ý và nên đi khám kịp thời.

Xem thêm:

  • Khi nào bạn cần kiểm tra nước tiểu?
  • Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số