Nước mũi màu xanh là dấu hiệu bệnh lý gì?

Nước mũi hay còn gọi là chất nhầy, được cơ thể sản sinh ra để chống lại virus và vi khuẩn. Mỗi biểu hiện của nước mũi là những dấu hiệu khác nhau báo hiệu tình trạng sức khỏe riêng biệt. Vậy khi nước mũi màu xanh báo là dấu hiệu bệnh lý nào? Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc đó.

Nước mũi màu xanh là dấu hiệu bệnh lý gì? Nước mũi màu xanh là dấu hiệu bệnh lý gì?

Nguyên nhân xuất hiện nước mũi màu xanh?

Nước mũi đóng vai trò lớn trong việc lọc không khí, làm ẩm và ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào sâu trong mũi, thông thường ở người bình thường, thường có một lượng nước mũi rất lớn tiết ra làm nhiệm vụ quan trọng này. Do là chất lịch lỏng, nên một phần là được bay hơi, một phần kết lại, bám bên trong mũi còn phần lớn nước mũi chúng ta đã nuốt vào bên trong cơ thể. Thành phần chủ yếu là một số chất dinh dưỡng, muối, một số tế bào chết và các hợp chất cacbon.

Với những thành phần chủ yếu của nước mũi, chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đồng thời, thông qua việc thay đổi màu của nước mũi chúng ta sẽ có được những cảnh báo chính xác về tình tình trạng sức khỏe của mình nếu đang bị viêm tấy và nhiễm trùng.

Vậy nên, khi có sự xuất hiện của vi khuẩn, nấm mốc... cơ thể sẽ tiết ra các tế bào hạt có màu xanh để chống lại các loại vi khuẩn này. Do đó, khi xuất hiện tình trạng nước mũi màu xanh, và chúng thường là báo hiệu của các bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang.

vicare.vn-nuoc-mui-mau-xanh-la-dau-hieu-benh-ly-gi-body-1

Nước mũi màu xanh là biểu hiện của bệnh gì?

Nước mũi màu xanh xuất hiện là dấu hiệu của những căn bệnh sau:

Bệnh viêm mũi, viêm xoang: Ngay khi có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn, nấm mốc...cơ thể tiết ra các tế bào hạt có màu xanh để chống lại, lúc này xuất hiện tình trạng nước mũi màu xanh.

Khi trẻ em sổ mũi, nước mũi màu xanh dễ khiến trẻ khó thở, thở khò khè, bú khó...đây có thể là nguyên nhân của các bệnh như: viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi...

Nước mũi màu xanh xuất hiện và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ bởi đó có thể là chứng nhiễm trùng vi khuẩn, đặc biệt kèm theo sốt hoặc buồn nôn.

Nước mũi màu xanh có nguy hiểm không?

Hệ thống miễn dịch có nhiều phần khác nhau. Một loại trong số đó là tế bào neutrophil (bạch cầu trung tính). Đây là một thực bào, nó sẽ diệt cả mầm bệnh lẫn các tế bào đã tổn thương do virus gây ra.

Bên cạnh đó, nó sẽ tiết ra 1 chất hóa học diệt khuẩn có tên myeloperoxidase như một chất tẩy rửa giúp làm sạch cơ thể, và nó có màu xanh. Nhờ có myeloperoxidase mà bạch cầu trung tính làm việc rất nhanh chóng, hiệu quả. Bạch cầu trung tính này cũng không tồn tại lâu, khi đã đẩy lùi virus, bạch cầu trung tính cùng với myeloperoxidase sẽ hòa trong dịch nhầy, rồi theo đường mũi ra ngoài. Dịch nhầy màu xanh là chất của bạch cầu trung tính và chất myeloperoxidase vừa giúp cơ thể chống lại virus xong.

Do đó, lượng nước mũi màu xanh chính là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang làm việc, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Thế nhưng, khi bị chảy mũi màu xanh trong thời gian dài bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý, không nên uống thuốc một cách tùy ý.

vicare.vn-nuoc-mui-mau-xanh-la-dau-hieu-benh-ly-gi-body-2

Nước mũi màu xanh và cách khắc phục?

Để khắc phục tình trạng chảy nước mũi màu xanh, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thường xuyên. Sau khi loại bỏ bớt các dịch nhầy ở bên trong khoang mũi, bạn hãy nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý để rửa sạch và sát khuẩn cho mũi.

Nếu khi bị sổ mũi, mà nước mũi có hiện tượng đặc quánh làm bạn khó thở thì lúc này có thể dùng 1 lát gừng mỏng để nhai, nên thực hiện khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Gừng có tác dụng là ngưng hoạt động tình trạng chảy nước mũi nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gừng giã nát nấu với nước sôi và hòa vào một ít mật ong để uống. Bởi trong mật ong có chứa các chất kháng viêm nên khi kết hợp với gừng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh sổ mũi.

Uống nước lá húng quế và tỏi nướng: Lấy khoảng 10 – 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, sau đó chắt nước uống ngày khoảng 2-3 lần như vậy sẽ giúp giảm sổ mũi nhanh hơn.

Thế nhưng, sau khi bạn đã áp dụng một số biện pháp trên mà tình trạng nước mũi màu xanh không giảm nhẹ, bạn nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Không khí khô dễ làm chảy nước mũi
  • Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại nhà đúng cách
  • Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết