Nước mũi có màu nâu đỏ nói gì về sức khỏe của bạn?

Nước mũi hay còn gọi là chất nhầy được cơ thể sản xuất ra để chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập. Khi cơ thể không khỏe, nước mũi sẽ thay đổi màu sắc để báo hiệu điều này. Vậy nước mũi có màu nâu đỏ thì phản ánh sức khỏe bạn như thế nào?

Nước mũi có màu nâu đỏ nói gì về sức khỏe của bạn? Nước mũi có màu nâu đỏ nói gì về sức khỏe của bạn?

Nước mũi hay còn gọi là chất nhầy được cơ thể sản xuất ra để chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập. Khi cơ thể không khỏe, nước mũi sẽ thay đổi màu sắc để báo hiệu điều này. Vậy nước mũi có màu nâu đỏ thì phản ánh sức khỏe bạn như thế nào?

Đoán sức khỏe qua màu nước mũi

Mũi, miệng, phổi, cổ họng và tất cả bộ phận hô hấp của con người được lót bằng các tuyến sản sinh ra nước mũi, chất nhầy. Nước mũi có thành phần nước là chính, tiếp theo là protein, kháng thể và muối hòa tan.

Nước mũi có vai trò bôi trơn và làm rào cản vi khuẩn có hại khi chúng ta hít chúng vào. Nước mũi giúp cho hệ hô hấp ẩm ướt, cấp ẩm khi không khí khô.

Khi khỏe mạnh, sẽ không có nước mũi hoặc có nhưng ít và trong suốt. Nhưng khi cơ thể bị lạnh, cảm cúm thì ở mũi sẽ có nước mũi, dịch nhầy. Thông qua màu sắc của nước mũi sẽ đoán được sức khỏe của bản thân.

Song nhiều người thường chủ quan, không chú ý tới nước mũi nên không biết nước mũi chứa đựng thông tin nhận biết sức khỏe hơn mình tưởng.

vicare.vn-nuoc-mui-co-mau-nau-do-phan-anh-suc-khoe-ra-sao-body-1

Nước mũi có màu nâu đỏ nói gì về sức khỏe của bạn?

Thời tiết hanh khô là ác mộng đối với những người có bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, khi gặp điều kiện thời tiết khô hanh, khoang mũi sẽ tiết ra dịch nhầy và nước mũi được gọi là sổ mũi.

Khi nước mũi có màu nâu đỏ có thể là dấu hiệu của tổn thương niêm mạc mũi (chẳng hạn gãy mũi) hoặc xì mũi quá mạnh. Nếu sau nửa giờ không có dấu hiệu dứt triệu chứng này thì mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.

Ngoài nước mũi có màu nâu đỏ còn những màu khác bạn cần biết:

  • Nước mũi loãng, trong suốt: Tình trạng này thường gặp khi cơ thể bị cảm cúm, phong hàn, viêm mũi cấp tính hoặc viêm mũi do dị ứng. Nếu do cảm cúm, phong hàn thì quan sát niêm mạc mũi, amidan và vách sau họng thấy bị xung huyết. Nếu do viêm mũi thì quan sát niêm mạc mũi sẽ thấy trắng nhợt, phù, và có màu xám xanh.
  • Nước mũi có màu vàng: Tình trạng này phản ánh cơ thể bạn đang bị cảm cúm hoặc viêm nhiễm. Lúc này các tế bào bạch cầu tập trung lại khu vực viêm nhiễm để “chiến đấu” với tác nhân viêm nhiễm, và dịch màu vàng là kết quả của “cuộc chiến” đó.
  • Nước mũi có màu xanh: Hệ miễn dịch của bạn “chiến đấu” với tác nhân gây bệnh nên nước mũi đặc, tế bào bạch cầu bị chết và các tác nhân khác tạo nên nước mũi có màu xanh. Nhưng nếu nước mùi có màu xanh kéo dài có thể do nhiễm khuẩn nặng hoặc viêm xoang, bạn cần tới bệnh viện ngay.

Thoát khỏi nước mũi có màu nâu đỏ bằng cách nào

  • Nước muối: Khi bị sổ mũi thì rửa mũi bằng nước muối là biện pháp tốt nhất. Nước muối có tác dụng làm loãng chất nhờn nên dễ dàng đẩy chúng ra ngoài, làm sạch đường mũi. Do đó, khi bạn bị nước mũi màu nâu đỏ hay các màu khác thì có thể áp dụng cách này.
vicare.vn-nuoc-mui-co-mau-nau-do-phan-anh-suc-khoe-ra-sao-body-2
  • Hơi nước: Xông hơi nước có thể giúp bạn thoát khỏi chảy nước mũi.
  • Gừng: Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa nên kháng được độc tố, chống nấm, kháng vi rút nên giúp giảm nhanh triệu chứng sổ mũi. Bạn nhai ít gừng cùng với muối, ngày vài lần sẽ thấy hiệu quả.
  • Tỏi: Tỏi có tính sát trùng, sát khuẩn nên trị chảy nước mũi rất tốt. Bạn éo 3-4 tép tỏi vào cốc nước và đun sôi trong vài phút, thêm vào ít đường để uống ngày 2 lần.
  • Tinh dầu khuynh diệp: Loại dầu này giúp giảm đau nhanh bằng cách đun nóng 1 bát nước, sau đó nhỏ 6- giọt dầu khuynh diệp, 4 giọt dầu bạc hà và dầu oải hương để xông mũi.
  • Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút tuyệt vời. Bạn nên uống nước mật ong ấm 2 lần mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng liên quan đến chảy nước mũi giảm hẳn.

Như vậy, nước mũi có màu nâu đỏ hay màu bất thường khác đều phản ánh sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy chú ý tới các triệu chứng của cơ thể để có phương pháp chăm sóc sức khoẻ tốt nhất.

Xem thêm:

  • Không khí khô dễ làm chảy nước mũi
  • Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại nhà đúng cách
  • Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết