Nữ bị đau bụng dưới bên trái, cạnh sườn có phải bị u nang buồng trứng?

Nhiều chị em hay gặp phải triệu chứng đau bụng dưới phía bên trái cạnh sườn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Dấu hiệu này khá tương ứng với bệnh u nang buồng trứng khiến không ít phụ nữ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra cơn đau này và cần làm gì khi có biểu hiện như thế?

Nữ bị đau bụng dưới bên trái, cạnh sườn có phải bị u nang buồng trứng? Nữ bị đau bụng dưới bên trái, cạnh sườn có phải bị u nang buồng trứng?

Nhiều chị em hay gặp phải triệu chứng đau bụng dưới phía bên trái cạnh sườn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Dấu hiệu này khá tương ứng với bệnh u nang buồng trứng khiến không ít phụ nữ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra cơn đau này và cần làm gì khi có biểu hiện như thế?

Nữ bị đau bụng dưới bên trái cạnh sườn là bị bệnh gì?

Khác với đau bụng dưới ở nam, tình trạng đau bụng dưới bên trái cạnh sườn ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo của những loại bệnh như sau:

vicare.vn-nu-bi-dau-bung-duoi-ben-trai-canh-suon-co-phai-bi-u-nang-buong-trung-body-1
Đau bụng dưới bên trái cạnh sườn là bị bệnh gì?

U nang buồng trứng

Triệu chứng phổ biến nhất của u nang buồng trứng là đau bụng phía dưới bên trái hoặc bên phải của vùng chậu, ngay khu vực buồng trứng. Những cơn đau bụng này kéo dài âm ỉ trong nhiều ngày và đi kèm với các hiện tượng khác như rối loạn kinh nguyệt, bụng dưới căng cứng, nổi một cục u nhỏ, có máu đen và vón cục to.

Bạn có thể cảm thấy đau khi quan hệ, tập thể dục, ... Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc không thể chịu đựng nổi thì bạn phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra sớm.

Viêm vùng chậu

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm vùng chậu là đau bụng dưới bên trái cạnh sườn dai dẳng. Cơn đau này kéo dài nhất là vào những thời điểm như tắc kinh, chậm kinh và những ngày hành kinh, ... Viêm vùng chậu nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại tổn thương ở tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, thậm chí gây vô sinh ở nữ.

Mang thai ngoài tử cung

Đây là một biến chứng sản khoa trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Những cơn đau dưới rốn bên trái cạnh sườn có thể là dấu hiệu cho thấy thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở vị trí khác như ổ bụng, buồng trứng, cổ tử cung, vòi trứng. Do đó, nếu chị em đang mang thai những tháng đầu cảm thấy bụng khó chịu, đau bụng dưới dữ dội một bên kèm theo xuất huyết âm đạo cần đến gặp bác sĩ ngay.

Viêm tắc vòi trứng

Vấn đề khó chịu ở bụng dưới có thể biểu hiện cụ thể hơn như đau lưng, đau bụng, sưng cứng bụng, liên tục buồn tiểu, tiểu dắt, ... Đây là dấu hiệu của bệnh viêm tắc vòi trứng hoặc viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, ... Vì vậy, khi có các biểu hiện này chị em nên chữa trị ngay.

Ngoài ra, chị em cũng nên đề phòng trường hợp đau bụng dưới bên trái có thể là do cơ thể gặp vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, ... Hoặc có thể do viêm ruột già, nhiễm trùng đường tiết niệu, ... cũng có thể gây ra cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái.

Để biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng, bạn nên đến khám bệnh tại bệnh viện hoặc cơ sở có chuyên khoa để sớm được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

vicare.vn-nu-bi-dau-bung-duoi-ben-trai-canh-suon-co-phai-bi-u-nang-buong-trung-body-2
Chị em cần đi khám tại bệnh viện uy tín khi có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái cạnh sườn

Khi bị đau bụng dưới bên trái cạnh sườn cần làm gì?

  • Với dấu hiệu đau bụng dưới bên trái cạnh sườn, chị em không nên chủ quan vì đó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Khi có biểu hiện này, chị em cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, chất lượng để khám và điều trị.
  • Trước khi đi khám không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc áp dụng các mẹo chữa dân gian bởi rất nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không nên mặc quần áo quá chật, bó chặt vùng bụng vì sẽ làm các cơn đau khó chịu và tăng thêm.
  • Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý chế độ ăn uống hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích, nguy hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên ăn đồ ăn nhẹ, không ăn thức ăn có gia vị chua, cay, nóng. Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, nước có ga.
  • Tốt nhất để cơ thể khỏe mạnh chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Duy trì luyện tập thể dục thể thao đều đặn để có sức khỏe tốt nhằm phòng chống bệnh tật.

Làm sao để giảm tình trạng đau bụng dưới bên trái?

Mật ong

vicare.vn-nu-bi-dau-bung-duoi-ben-trai-canh-suon-co-phai-bi-u-nang-buong-trung-body-3
Mật ong pha cùng nước ấm để uống rất tốt cho phụ nữ

Chị em có thể giảm nhẹ hoặc làm các cơn đau nhanh chóng tan biến bằng cách pha 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất với nước ấm và uống trực tiếp. Mật ong vốn được xem là một trong những nguyên dược liệu quý của thiên nhiên rất tốt cho phụ nữ. Đây là biện pháp đơn giản nhưng được nhiều người áp dụng. Bạn cần tìm nơi cung cấp mật ong đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng để bảo vệ sức khỏe.

Gừng tươi

Gừng có công dụng chữa đau bụng rất nhạy. Sử dụng một củ gừng tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, trộn với nửa thìa cà phê bơ sữa để uống. Hoặc bạn có thể uống nước ấm có thêm vài lát gừng hay dùng gừng đắp lên vùng bụng khoảng 10 phút để cảm nhận rõ công hiệu của nó.

Lá bạc hà

Dùng một ít lá bạc hà rửa sạch xay cùng với gừng, tỏi, tiêu, ít hạt thì là. Sau đó lấy hỗn hợp này hòa cùng nước ấm uống mỗi ngày 2 lần sẽ thấy cơn đau bụng dưới giảm rõ rệt.

Lá ổi

Vài búp lá ổi non với chút muối sao nóng lên, sau đó sắc lên uống với một củ gừng nướng, vài lát vỏ quýt. Lá ổi cũng là một dược liệu tự nhiên chữa bệnh đau bụng hiệu quả.

Xem thêm:

  • Đau bụng dưới rốn là bệnh gì?
  • Đau bụng dưới âm ỉ