Nóng trong người đi ngoài ra máu là mắc bệnh gì?
Nóng trong người đi ngoài ra máu là dấu hiệu của khá nhiều bệnh từ những bệnh lí thông thường cho đến những căn bệnh nguy hiểm. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về một số căn bệnh khi có biểu hiện nóng trong người đi ngoài ra máu.
Nóng trong người đi ngoài ra máu là mắc bệnh gì?
Nóng trong người đi ngoài ra máu là dấu hiệu của khá nhiều bệnh từ những bệnh lí thông thường cho đến những căn bệnh nguy hiểm. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về một số căn bệnh khi có biểu hiện nóng trong người đi ngoài ra máu.
Phân có máu: từ bệnh lý thông thường đến ung thư đại trực tràng
Đi ngoài ra máu không hiếm gặp. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần điều trị. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu (thường ít, bằng mắt thường khó thấy mà phải nhờ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân).
Trong phân có máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.
Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của một số căn bệnh sau:
Bệnh trĩ
Nóng trong người đi ngoài ra máu là triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Bệnh trĩ hình thành bởi sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Theo kết quả nghiên cứu của hội hậu môn – trực tràng Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta dao động từ 35% – 50% dân số và dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ”(trong khoảng 10 người thì có đến 9 người đang phải đối mặt với bệnh trĩ) để nói về mức độ phổ biến của bệnh lý này.Ở nước ta, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ cao hơn nam. Nguyên nhân gây trĩ thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít chất xơ, nữ giới mang thai, người già, người có thói quen đi đại tiện lâu, rặn mạnh, người đứng lâu, ngồi nhiều,... đã làm gia tăng áp lực lên thành hậu môn và gây trĩ.Ban đầu, khi mới mắc trĩ người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, lượng máu rất ít lẫn vào phân, hậu môn ngứa ngáy, khó chịu. Theo thời gian, bệnh diễn tiến nặng, búi trĩ gia tăng kích thước, đại tiện ra máu tươi với lượng nhiều, máu chảy thành dòng, thành tia khiến người bệnh thiếu máu trầm trọng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện, điều trị bệnh trĩ ( nếu có) tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Nứt kẽ hậu môn: tình trạng chảy máu trong phân ở bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể có nhưng số lượng máu thường không nhiều, máu có màu đỏ nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn có biểu hiện đau hậu môn khi đại tiện, chảy dịch ở vết nứt hậu môn...
Đại tiện khó: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít rau xanh, các loại củ, quả, uống ít nước, nhịn đại tiện, sử dụng nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng,... là những nguyên nhân gây đại tiện khó (táo bón) thường gặp nhất.
Người bị táo bón đi đại tiện rất khó khăn, phân khô cứng khiến người bệnh phải rặn mạnh để đào thải phân ra ngoài. Quá trình này làm giãn các tĩnh mạch, rách miệng hậu môn từ đó dẫn đến đi ngoài ra máu tươi. Đại tiện khó là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
Với các trường hợp mới bị táo bón, biểu hiện táo bón ra bên ngoài chưa quá trầm trọng, lượng máu tươi có lẫn trong phân ít thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng thì chứng táo bón có thể dễ dàng chữa khỏi từ đó tình trạng đi ngoài ra máu cũng không còn tồn tại.
Polyp trực tràng
Polyp trực tràng hình thành do các khối u ở trực tràng gây ra với biểu hiện là triệu chứng đau bụng và đại tiện ra máu. Đây là bệnh lành tính với các biểu hiện mờ nhạt, khó phát hiện nên người bệnh thường chủ quan. Song nếu không được chạy chữa kịp thời, polyp trực tràng có thể biến chứng thành ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm thậm chí khiến người bệnh tử vong.
Ung thư dạ dày
Đi ngoài phân đen có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn - khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử...
Các bệnh đường tiêu hóa
Chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.
Ung thư đại trực tràng
Máu lẫn trong phân có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đã mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Máu thường có màu đỏ tươi với lượng rất ít.
Các chuyên gia cho biết, đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nước ta với hàng nghìn lượng bệnh nhân mắc mới mỗi năm. Giới chuyên môn cho biết, nếu theo xu hướng này thì đến năm 2020 nước ta sẽ có khoảng 24 nghìn ca mắc ung thư đại trực tràng.
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, bệnh nhân ung thư đại trực tràng còn xuất hiện thêm các triệu chứng như: đau bụng dưới, chướng bụng, tiểu tiện không kiểm soát, buồn nôn, giảm cân bất thường,....
Phải làm gì khi nóng trong người đi ngoài ra máu
Như vậy, nóng trong người đi ngoài ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, mỗi chứng bệnh lại có mức độ nguy hiểm và cách khắc phục khác nhau. Do đó, ngay khi có dấu hiệu này, bạn nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định loại bệnh, mức độ bệnh từ đó có được phác đồ điều trị đúng cách và hiệu quả nhất.
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được hiệu quả nhanh chóng cũng như giúp phòng ngừa tình trạng đi ngoài ra máu tươi tái phát, người bệnh cũng đừng quên:
Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, tái khám đúng lịch hẹn.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện, tránh viêm nhiễm.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau, củ, quả, ngũ cốc vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, uống đủ nước.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh đồ ăn cay, nóng, rượu bia và các chất kích thích.
Tránh lao động nặng nhọc, đứng nhiều, ngồi lâu.
Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định mỗi ngày, tốt nhất là vào mỗi buổi sáng, không rặn mạnh, không đi đại tiện quá lâu.
Hạn chế sinh hoạt tình dục nếu đang mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,....
Nóng trong người đi ngoài ra máu khá nguy hiểm, do đó bạn cần có chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập hợp lí để có một hệ tiêu hóa khỏe, phòng chống căn bệnh ung thư dạ dày, đại trực tràng.
Xem thêm:
- Bạn đang thắc mắc nóng trong người có làm trễ kinh không?
- Chị em ơi: Ăn kim chi có nổi mụn không?
- Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện?