Nội soi thực quản có đau không và cần chú ý những gì?

Nội soi thực quản có đau không là câu hỏi của mọi người bệnh khi sắp nội soi. Với sự phát triển của y học, hiện nay người ta có thể nội soi thực quản - dạ dày qua đường mũi và nội soi gây mê giúp giảm nỗi ám ảnh khi nội soi.

Nội soi thực quản có đau không và cần chú ý những gì? Nội soi thực quản có đau không và cần chú ý những gì?

Nội soi thực quản là một phương pháp nội soi truyền thống được thực hiện trong thăm dò thực quản, dạ dày khi có những nghi ngờ bệnh lý ở khu vực này. Nội soi thường gây đau nhưng với sự phát triển của y học, ngoài nội soi thực quản truyền thống thì hiện nay người ta có thể nội soi thực quản - dạ dày qua đường mũi và nội soi gây mê giúp giảm nỗi ám ảnh khi nội soi cho người bệnh.

Tại sao phải thực hiện nội soi thực quản?

Nội soi thực quản có thể sử dụng ống mềm hoặc ống cứng, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của từng bệnh viện. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi thực quản khi:

  • Có biểu hiện bất thường: nuốt vướng, nghẹn, khó thở, nóng rát thực quản, cảm giác có dị vật ở thực quản,...
  • Nghi ngờ có tổn thương, bệnh lý thực quản và dạ dày.

Nội soi thực quản - dạ dày là phương pháp bắt buộc để có thể biết được những tổn thương ở khu vực này khi có những hình ảnh thu về từ ống nội soi.

Nội soi thực quản có đau không?

Hệ thống ống nội soi và kỹ thuật nội soi ngày càng tân tiến vì vậy mà người bệnh sẽ hạn chế được những đau đớn khi nội soi thực quản - dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó chịu, buồn nôn và nôn, chảy nước mắt, đau khi nội soi thông thường.

Với kỹ thuật nội soi tân tiến gây mê sẽ giúp người bệnh không bị đau đớn và ổn định về tâm lý hơn. Phương pháp nội soi gây mê sẽ diễn ra trong khoảng 15-20 phút, người bệnh được tiêm thuốc mê và như thiếp đi 1 chốc đã thực hiện xong quá trình nội soi mà không hề cảm nhận được gì.

Do người bệnh đã được gây mê nên quá trình thăm khám của bác sĩ sẽ thuận lợi hơn, kỹ càng hơn và cũng nhanh chóng hơn. Mọi ngóc ngách, chi tiết nhỏ của thực quản - dạ dày đều được soi và phát hiện tổn thương rất chi tiết.

vicare.vn-noi-soi-thuc-quan-co-dau-khong-va-can-chu-y-nhung-gi-body-1

Chính vì những ưu điểm vượt trội này mà nhiều cơ sở y tế đã chú trọng việc trang bị máy móc hiện đại cũng như đưa dịch vụ nội soi gây mê này vào hạng mục thăm khám và điều trị.

Là một bệnh viện đứng đầu trong công tác thăm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa - Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đã sớm đưa nội soi gây mê vào làm hạng mục chủ chốt trong chẩn đoán hình ảnh đường tiêu hóa, giúp người bệnh giải tỏa được tâm lý lo ngại khi thăm khám bệnh.

Những điều cần chú ý trước và nội soi thực quản

1. Trước nội soi

- Phải nhịn ăn ít nhất là 6 tiếng trước khi nội soi.

- Khai báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng.

- Người có tiền sử về bệnh tim mạch, hen suyễn cần được xem xét kỹ trước khi nội soi.

- Không thực hiện nội soi cho phụ nữ mang thai.

vicare.vn-noi-soi-thuc-quan-co-dau-khong-va-can-chu-y-nhung-gi-body-2

2. Trong nội soi (nội soi thường)

Đối với người nội soi thường cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về hơi thở, chú ý lưỡi gà, tư thế nằm đúng,...

3. Sau nội soi

- Nhận kết quả ngay sau khi thực hiện xong nội soi (nội soi thường), chờ kết quả sau nội soi (nội soi gây mê).

- Nghe theo lời khuyên của bác sĩ nếu cần sinh thiết hay cắt polyp dạ dày,...

- Sau nội soi có thể uống nước lọc, ăn uống thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu.

- Cần tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ (nếu có).

Trên đây là những thông tin giúp bạn có thêm lời giải cho việc nội soi thực quản - dạ dày để xác định bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Việc thực hiện nội soi gây mê sẽ giúp bạn không còn bị ám ảnh bởi nỗi đau, tự tin hơn khi đi thăm khám, chẩn đoán hình ảnh đường tiêu hóa.

Xem thêm:

  • Nội soi dạ dày có tổn thương họng, thực quản và dạ dày không?
  • Tổng quan về cơn đau co thắt thực quản