Nói mơ khi ngủ có phải là bệnh lý?

Rất nhiều người thường hay nói mơ khi ngủ, mặc dù cũng đã cố gắng tiết chế nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Chính điều đó đã khiến cho họ cảm thấy khó xử, lo lắng vì không biết nói mơ khi ngủ có phải là bệnh lý hay không? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về chứng nói mơ khi ngủ qua bài viết dưới đây.

Nói mơ khi ngủ có phải là bệnh lý? Nói mơ khi ngủ có phải là bệnh lý?

Tại sao lại nói mơ khi ngủ?

Hầu hết trong số chúng ta, ai cũng đều đã từng nói mơ khi ngủ ít nhất một lần. Đó thường là câu nói ngắn gọn, vô nghĩa và kéo dài trong 1 – 2 giây, nó không có dấu hiệu của sự suy nghĩ. Hiện tượng nói mơ này có thể diễn ra trong cả giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) lẫn không có chuyển động mắt nhanh (non-REM).

Trong giấc ngủ của REM (gọi là giai đoạn mơ), giai đoạn này gồm “bước đột phá” của lời nói giấc mơ. Lúc này, vài từ ngữ đặc trưng trong giấc mơ sẽ được chuyển về miệng và dây thanh, từ đó phát ra tiếng. Nói mê cũng có thể xuất hiện khi chúng ta “thức tạm thời”. Đó là khi ta đang ở tình trạng nửa tỉnh, nửa mê và có dấu hiệu của sự tỉnh táo xen vào thời gian ngủ, cho phép ta nói chuyện (nhưng đó là những câu chuyện vô nghĩa).

Theo các nghiên cứu, nói mơ khi ngủ chỉ xảy ra ở hơn một nửa trẻ em và giảm dần khi chúng ta về già. Với những người trưởng thành, đây được coi là loại rối loạn giấc ngủ, nó có thể là kết quả của sự căng thẳng hoặc nhiều yếu tố khác. Do nó xảy ra trong thời điểm chồng chéo các trạng thái ý thức nên thường kéo dài trong thời gian ngắn.

vicare.vn-noi-mo-khi-ngu-co-phai-la-benh-ly-body-1

Nói mơ khi ngủ có phải là bệnh lý hay không?

Rất nhiều người thường xuyên ngủ mơ nói luôn lo lắng không biết liệu mình có bị bệnh lý gì hay không? Thực tế thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải bệnh lý. Do trong giấc ngủ, cơ thể có những biến đổi như: nhịp thở nhanh, hoạt động của vỏ não tăng, giãn cơ, cơ mắt cử động nhanh hơn... Khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, thần kinh bị căng thẳng thì vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, giấc mơ khi đó mới xuất hiện. Có người mơ kèm theo tiếng nói, gọi là hiện tượng mơ nói.

Mơ nói còn được gọi là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Một người có thể nói chuyện thật trong khi đang ngủ nhưng bản thân lại không nhận thức được điều đó. Khi mơ nói thường không nói được những câu đầy đủ, nói lộn xộn, bị sai ngữ pháp, có khi còn lầm bầm ở trong mồm.

Những điều thú vị về mơ nói:

  • Những người mơ nói thường không hề biết mình đã nói ra tiếng.
  • Mơ nói hay gặp ở trẻ, khoảng 50% trẻ có xu hướng mơ nói, người lớn là 5% (Theo Afamily).
  • Nam giới hay nói mơ nhiều hơn nữ giới.

vicare.vn-noi-mo-khi-ngu-co-phai-la-benh-ly-body-2

  • Ngôn ngữ và lời nói sẽ thay đổi khi người ta mơ nói.
  • Cuộc trò chuyện trong giấc mơ thường không có ý nghĩa hoặc là nó có liên quan đến những vấn đề trong quá khứ.

Khi mơ nói có thể là có liên quan đến những nỗi sợ hãi khi ngủ do nó bị rối loạn các kích thích, mắc chứng ngưng thở, rối loạn tâm thần và động kinh ban đêm, do rối loạn hành vi giấc ngủ.

Làm sao để điều trị được mơ nói?

Những người hay ngủ mơ nói cần phải được giúp đỡ về tâm thần, tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Việc điều trị mơ nói cần nhiều thời gian chứ không phải một sớm một chiều là được. Tật mơ nói ở mỗi người sẽ khác nhau, có người khi được hỏi sẽ nói tiếp tục nhưng có người chỉ nói một câu rồi thôi.

Chưa thấy tài liệu nào khẳng định bị mơ nói là một dạng bệnh lý nhưng tật này lại có thể gây ra những phiền hà, bất tiện cho cả người mơ nói và người xung quanh. Để có thể điều trị được tật này thì chúng ta cần:

  • Tạo ra giấc ngủ sâu: bằng cách tạo cho bản thân mình sự thoải mái, thư giãn, tránh mọi tác động căng thẳng, mệt mỏi, cố gắng không để bị sang chấn tâm lý, không thức khuya và tránh làm việc quá sức.
  • Giữ cho đầu óc thư thái: chúng ta không nên xem những bộ phim có tính chất bạo lực hoặc những phim kinh dị. Điều này sẽ khiến giấc ngủ của chúng ta bị ảnh hưởng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
  • Tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh, có lối sống khoa học, văn minh.
  • Chú ý tới chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, hài hòa để giúp cơ thể khỏe mạnh, có giấc ngủ tốt hơn.

Nếu tình trạng nói mơ khi ngủ quá mức kiểm soát, nên khám ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I theo quyết định số 3627/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp công lập thay thế quyết định 1284/TCCQ-QĐ ngày 05 tháng 7 năm 1968 của Ủỷ ban hành chính thành phố Hà Nội về việc chuyển bệnh xá Tinh thần kinh lên bệnh viện Tinh thần kinh, khẳng định và mở rộng vai trò và vị thế của bệnh viện Tâm Thần Hà Nội. Đội ngũ cán bộ công nhân viên dần được phát triển và trưởng thành đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ của bệnh viện và của ngành.

Từ chỗ trang thiết bị rất thô sơ, nghèo nàn, đến nay bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã có nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh như: máy chụp cộng hưởng từ (MRI), điện não Video, máy điện não vi tính, máy đo lưu huyết não, siêu âm màu, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máy X-Quang cả sóng...

Chất lượng công tác chăm sóc, điều trị ngày một được nâng cao, các quy chế chuyên môn được thực thi nghiêm túc. Đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chẩn đoán và điều trị. Hàng năm tổ chức giám định lao động và giám định pháp y cho hàng trăm trường hợp. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển trong điều kiện còn nhiều khó khăn cả về kinh phí và quan niệm xã hội, song với sự cố gắng không ngừng của cán bộ, công nhân viên bệnh viện và sự quan tâm sâu sắc của thành phố, sở Y tế Hà Nội, viện sức khỏe Tâm Thần, bệnh viện Tâm thần Trung ương và các cấp chính quyền địa phương, bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ.

Bệnh viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và năm 2003 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là sự ghi nhận và động viên to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự cố gắng không ngừng của Cán bộ - Công nhân viên bệnh viện trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.

Điện thoại: 0243 8276 534

Địa chỉ: 467 Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

vicare.vn-noi-mo-khi-ngu-co-phai-la-benh-ly-body-3

Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai

Tiền thân là Khoa Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, đến năm 1991 Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập. Từ khi thành lập đến nay Viện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác khám, điều trị bệnh và được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Trên cơ sở không ngừng đổi mới Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai đang từng bước phát triển, hướng đến sự ổn định về vật chất và tinh thần cho mỗi cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng điều trị và phục vụ vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ đó hướng tới duy trì và phát triển vị thế là một Viện đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước.

Điện thoại: 0243 5765 344

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán được xây dựng vào năm 1862 tuy nhiên từ năm 1904 bệnh viện mới bắt đầu có khu điều trị tâm trí. Đặc biệt sau tháng 4 năm 1975 Trung tâm đã liên tục phát triển về các mặt cơ sở, chuyên môn và nhân sự để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng trong nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0283 9234 875

Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh

vicare.vn-noi-mo-khi-ngu-co-phai-la-benh-ly-body-4

Khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện 175 ra đời ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (26/5/1975), từ 3 bệnh viện: K116, K72, K59 và một số đội điều trị, với tên gọi ban đầu là Viện Quân y 175 (là số hiệu hợp thành của 3 số đầu của các đơn vị) phát triển thành Bệnh viện 175 ngày nay. Viện 175 hình thành làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh và giải quyết di chứng vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía Nam (1/5/1975 - 24/9/1977).

Điện thoại: 096 983 10 10

Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Như vậy, với bài viết trên, hi vọng độc giả đã giải đáp được thắc mắc “nói mơ khi ngủ có phải bệnh lý?”. Nếu như chúng ta thấy dấu hiệu nói mơ quá nhiều, dù đã dùng mọi cách cũng không thể hết được thì có thể tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và dùng một số loại thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ.

HoiBenh chúc bạn sức khỏe!

Huyền Chinh