Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay là một chứng bệnh da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của nổi mề đay sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh hiệu quả và nhận biết cũng như chữa trị kịp thời khi mắc bệnh.

Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm da do sự tác động của chất trung gian hóa học histamin gây nên, nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, dị ứng, nhiễm khuẩn,...

  • Bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, đặc biệt là ở trẻ em. Nổi mề đay ở trẻ em khá phổ biến khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Bên cạnh đó, những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc virus viêm gan hay bị bệnh viêm dạ dày... cũng có nguy cơ nổi mề đay rất cao.

Ban đầu mề đay thường xuất hiện dưới hình thức là những mảng ngứa trên da, khi bệnh nặng hơn thì những mảng ngứa đó chuyển sang màu đỏ và sưng phồng lên.

Mề đay có hai loại là cấp tính và mãn tính. Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và nhanh chóng biến mất sau 1-2h hoặc 1-2 ngày. Mề đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần và đa số là tự phát (vô căn).

Triệu chứng của bệnh

vicare.vn-noi-me-day-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Khi bị nổi mề đay, người bệnh thường có các triệu chứng đặc trưng của bệnh như:

  • Ngứa trên da: Đây là triệu chứng đầu tiên khi bị nổi mề đay, tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và cảm giác vô cùng khó chịu, nếu gãi thì sẽ gây ra nhiều vết xước và tổn thương ở da, càng gãi càng ngứa.
  • Da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, phát ban sưng tấy.
  • Các nốt ban đỏ có thể nổi ở bất kỳ bộ phận nào trên vùng da cơ thể như: nổi mề đay ở mặt, ở tay, ở chân, ở lưng, ở vùng ngực, ở mí mắt và thậm chí là vùng kín,... sẽ lây lan nhanh và kèm theo bọng nước, dễ gây nhiễm trùng.
  • Nếu bệnh chuyển biến nặng thì người bệnh có thể bị khó thở, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp,...
  • Nếu sau khoảng 2 tháng mà tình trạng nổi mề đay liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng thường phức tạp hơn với những nốt sẩn ngứa hình vòng và nổi mề đay liên tục,....

Các dạng mề đay

  • Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột và rầm rộ ở các vùng da trên cơ thể với những sẩn phù rất ngứa và có thể hợp lại thành từng mảng, sau ít phút hoặc ít giờ thì lặn mất và có thể lặn chỗ này nhưng lại nổi chỗ khác.
  • Mề đay phù mạch: nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài,...) và thường cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa.
  • Da vẽ nổi: Đây còn gọi là mề đay giả khi dùng một vật xát nhẹ lên da và sau ít phút thì trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng, có thể đi kèm nổi mề đay.
  • Ngoài ra mề đay còn có một số dạng khác như: sẩn nhỏ, mụn nước hay xuất huyết.

Nổi mề đay có sao không?

Nổi mề đay khiến người bệnh luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu,... gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu không được chữa trị hiệu quả thì mề đay sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể gây rối loạn giấc ngủ, thậm chí là sốc phản vệ và suy hô hấp,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, khi bị nổi mề đay thì người bệnh nên chủ động thăm khám, tư vấn bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Nổi mề đay có bị lây không? Có được tắm không?

  • Bệnh nổi mề đay không lây, tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính khi không được điều trị hiệu quả chứ không lây từ người này sang người khác.
  • Người bệnh nên tắm và vệ sinh cơ thể thường xuyên, tuy nhiên không nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm có độ kích ứng cao.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm như: hải sản, thịt gà, thịt bò,... vì chúng có thể gây dị ứng và gây ngứa mạnh hơn. Cần kiêng những thực phẩm cay nóng, kích thích như: tiêu, ớt, gừng và các loại rượu, bia, đồ uống có cồn,... bởi chúng có thể làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
  • Đặc biệt, khi bị nổi mề đay thì người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc. Bởi việc lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng tới da và chức năng gan thận dẫn đến việc bệnh tái phát nhiều lần, nổi mề đay liên tục và mức độ bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.

Điều trị nổi mề đay hiệu quả

vicare.vn-noi-me-day-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2
  • Để điều trị nổi mề đay hiệu quả thì tốt nhất là cần loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.
  • Cần tránh một số thức ăn và một thuốc có khả năng gây dị ứng. Bên cạnh đó cần tránh các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích, các loại gia vị cay nóng,
  • Không được tự mua thuốc uống khi bị ban đỏ hoặc ngứa.
  • Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin để thoa lên vùng da bị ngứa, nổi mề đay vì dễ gây viêm da dị ứng.
  • Đối với trường hợp nổi mề đay mãn tính thường có liên quan tới một số bệnh lý ở bên trong nên cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Xem thêm:

  • Giải quyết dị ứng trời lạnh nổi mề đay như thế nào?
  • Nổi mề đay do thiếu chất hay dấu hiệu ung thư?