Nổi mề đay nằm máy lạnh được không?

Nổi mề đay là bệnh tổn thương phát ra ở da, nổi mẩn ban đỏ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, châm chích tại các vùng da bị mề đay. Khi bị bệnh người bệnh sẽ phải kiêng cữ rất nhiều. Vậy nổi mề đay nằm máy lạnh được không?

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không? Nổi mề đay nằm máy lạnh được không?

Nổi mề đay là bệnh tổn thương phát ra ở da, nổi mẩn ban đỏ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, châm chích tại các vùng da bị mề đay. Khi bị bệnh người bệnh sẽ phải kiêng cữ rất nhiều. Vậy nổi mề đay nằm máy lạnh được không?

Nổi mề đay là như thế nào?

Nổi mề đay là bệnh da liễu do rất nhiều nguyên nhân và có cơ chế sinh bệnh rất phức tạp. Khi bị nổi mề đay, trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ban đỏ, ngứa ngáy, sẩn to hay nhỏ tùy vào từng dạng mề đay và tùy vào cơ địa của người bệnh. Đa phần trường hợp nổi mề đay cấp tính sẽ tự khỏi chỉ sau 1 -2 tuần.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay khác nhau. Cụ thể là:

  • Mề đay dị ứng: Trên da xuất hiện các nốt mẩn, ban đỏ, ngứa râm ran, cơ thể có cảm giác nóng bừng sau khi tiếp xúc với các dị nguyên, thức ăn hoặc sau khi dùng thuốc. Những triệu chứng này xuất hiện nhanh là vài phút, chậm là vài ngày. Mề đay dị ứng có kèm theo hiện tượng khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao. Mề đay cấp tính dễ mất đi nhưng hay tái phát. Còn mề đay mãn tính có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm, bạn luôn có cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Mề đay tiếp xúc: Tùy vào tính chất công việc mà có thể tiếp xúc với những hóa chất khác nhau như persulfat, amoni (thuốc uốn tóc ), aldehyd cinnamic, acid benzonic có trong mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất khác khiến nổi mề đay nổi lên tại chỗ tiếp xúc trong vài phút hoặc vài giờ.
  • Mề đay do côn trùng đốt: Những vết đốt của côn trùng muỗi, kiến, sâu róm.. khiến cho da xuất hiện các nốt mẩn, tập trung lại từng đám trên da tay, da chân, đầu, mặt cổ. Khiến bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng ngứa, trầy xước da.
  • Mề đay vật lý: Là căn bệnh do các yếu tố vật lý gây ra như nóng, lạnh, gắng sức, cọ xát khiến trên da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Khi phân chia được các dạng nổi mề đay khác nhau sẽ phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Khi bị nổi mề đay, song song với việc uống thuốc điều trị thì bệnh nhân cũng cần phải kiêng cữ một số điều trong sinh hoạt để giảm các triệu chứng bệnh.

vicare.vn-noi-me-day-nam-may-lanh-duoc-khong-body-1

Bị nổi mề đay nằm máy lạnh được không?

Theo quan niệm của dân gian khi bị nổi mề đay phải kiêng gió, kiêng lạnh. Đây không phải là điều sai lầm nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mề đay, trường hợp nổi mề đay không phải do yếu tố nhiệt độ thì bạn không cần phải quá kiêng cữ. Vậy nổi mề đay nằm máy lạnh có được không?

  • Nếu là nổi mề đay do dị ứng thuốc, tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc do côn trùng cắn thì bệnh nhân nổi mề đay vẫn có thể nằm máy lạnh bình thường. Chỉ can thiệp điều trị bằng việc hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh, sử dụng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu nổi mề đay do yếu tố vật lý, nổi mề đay do lạnh, triệu chứng xảy ra trong vài phút sau khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nước lạnh, cầm nắm vật lạnh, da nổi mẩn đỏ, tái lại, ngứa ở nơi tiếp xúc lạnh. Trong trường hợp này thì nên kiêng nằm máy lạnh vì yếu tố này sẽ làm tăng khả năng khởi phát bệnh, gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng cho cơ thể.
  • Nếu nổi mề đay do lạnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ thấp hơn 4,4 °C nhưng ở một số người phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ cao hơn, tùy vào cơ địa. Nếu bạn thuộc cơ địa nổi mề đay do lạnh thì nên hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh, nằm máy lạnh, nước lạnh, các vật lạnh. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc kháng histamin uống trước khi tiếp xúc với lạnh trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc.

Bên cạnh vấn đề nổi mề đay có được nằm máy lạnh không thì chủ đề nổi mề đay có cần kiêng cữ nước không cũng được rất nhiều người quan tâm. Việc kiêng cữ nước, gió khi nổi mề đay không sai. Phải tùy vào nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, chăm sóc sức khỏe cho phù hợp.

vicare.vn-noi-me-day-nam-may-lanh-duoc-khong-body-2
  • Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cả yếu tố nhiễm gió lạnh gây nên phản ứng của hệ miễn dịch với môi trường sản sinh ra chất có thể gây ngứa nổi mẩn phù ngoài da. Vì thế khi bị nổi mề đay do thời tiết, gió, lạnh thì cần phải kiêng gió, kiêng nước lạnh vì những tác nhân này sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm tôm, cua, cá, ghẹ, dị ứng lông động vật như chó, mèo, thỏ, chuột hoặc bụi nhà, bụi đường, hóa chất thì không cần kiêng nước, kiêng gió mà cần phải tắm rửa sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Nếu hạn chế tắm rửa bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, tổn thương ngoài da dễ gây viêm nhiễm, bội nhiễm da có mủ hơn.

Trên đây HoiBenh đã giải đáp thắc mắc nổi mề đay nằm máy lạnh có được không. Bạn cần hiểu rõ để có thể chăm sóc cơ thể khi bị nổi mề đay cho phù hợp, giảm nhanh những triệu chứng khó chịu.

Xem thêm:

  • Nổi mề đay sau khi sinh và cách điều trị
  • Nổi mề đay do thiếu chất hay dấu hiệu ung thư?
  • Trẻ em bị nổi mề đay, cha mẹ xử trí như thế nào?