Nổi hạch dưới hàm khi mang thai có sao không?

Tình trạng nổi hạch dưới hàm khi mang thai thường gặp ở rất nhiều phụ nữ mang bầu. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, liệu nổi hạch dưới hàm khi mang thai có sao không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau các bạn nhé.

Nổi hạch dưới hàm khi mang thai có sao không? Nổi hạch dưới hàm khi mang thai có sao không?

Nguyên nhân nổi hạch dưới hàm khi mang thai

Hệ thống bạch huyết trong cơ thể con người có nhiệm vụ bảo vệ các tác nhân gây bệnh nói trên, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, cơ thể sẽ nổi hạch, chủ yếu hạch sẽ xuất hiện tại các vị trí như cổ, bẹn, nách...

Nổi hạch dưới hàm khi mang thai có thể do mẹ bầu đã bị viêm nhiễm ở các vùng như họng, amidan, tuyến nước bọt... Thường thì hạch sẽ xuất hiện và lặn hết sau khi vị trí viêm nhiễm đã khỏi bệnh, thời gian này kéo dài từ 1-2 tuần.

Dù không cần phải quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng trên, nhưng mẹ bầu sẽ cảm thấy khá khó khăn trong việc ăn uống. Việc có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này là điều vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu.

Nổi hạch dưới hàm khi mang thai có sao không?

Hầu hết các trường hợp nổi hạch đều không gây nguy hiểm cho mẹ bầu, nhưng nếu hiện tượng này đi kèm một vài những biểu hiện bất thường khác, mẹ bầu không nên chủ quan mà nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, kiểm tra tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh khác.

Nếu hiện tượng này kéo dài và lâu không khỏi có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Chính vì vậy, để hạn chế hiện tượng trên, chị em trong thai kỳ cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

HoiBenh.vn-noi-hach-duoi-ham-khi-mang-thai-co-sao-khong-body-2
Hầu hết các trường hợp nổi hạch đều không gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Cách khắc phục tình trạng nổi hạch dưới hàm khi mang thai

Chườm đá

Nếu những cơn đau hàm diễn ra thường xuyên, bạn hãy đặt một túi nước đá lên vùng bị đau trong 10 phút để làm dịu cơn đau khi bị nổi hạch dưới hàm khi mang thai

Tập một vài bài tập

Tìm hiểu một vài bài tập giúp kéo dài, thư giãn hoặc xoa bóp các cơ bắp xung quanh xương hàm. Bạn hãy thực hiện các bài tập này dưới sự giám sát của nha sĩ nhé.

Thuốc giảm đau

Nếu không thể tiếp tục chịu đựng, hãy dùng một số loại thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau cơ. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Thực phẩm

Trộn hạt lanh ăn với bột yến mạch hoặc ngũ cốc cũng giúp giảm đau khi bị nổi hạch dưới hàm khi mang thai. Ngoài ra, uống trà hoa cúc cũng là một biện pháp hữu ích. Các loại thực phẩm mềm như khoai tây nghiền, phô mai, cá, đậu nấu chín và trứng là những lựa chọn lý tưởng nếu bạn bị đau hàm.

Cử động

Tránh các cử động mạnh, hạn chế hét, hát, nhai hoặc ngáp quá nhiều. Ngồi đúng tư thế và không được chống cằm. Ngoài ra, không nên cắn chặt răng để giảm áp lực lên hàm.

Trên đây là những kiến thức xoay quanh vấn đề nổi hạch dưới hàm khi mang thai. Để biết chính xác tình trạng của mình, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

Xem thêm:

  • Bị nổi hạch ở nách khi mang thai có nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và thai nhi không?
  • Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
  • 3 cách tự nhiên giúp đẩy lui táo bón khi mang thai