Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người trên thế giới. Việc tiến hành các xét nghiệm y khoa để phát hiện và theo dõi sự tiến triển của bệnh là vô cùng cần thiết nhằm kiểm soát cũng như đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến ch...
Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người trên thế giới. Việc tiến hành các xét nghiệm y khoa để phát hiện và theo dõi sự tiến triển của bệnh là vô cùng cần thiết nhằm kiểm soát cũng như đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái đường), có khi được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không sản xuất dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường. Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, là dạng tiểu đường phổ biến nhất. Cơ thể của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tạo ra insulin, nhưng tuyến tụy tạo ra không đủ lượng insulin cần thiết hoặc cơ thể không thể hấp thụ insulin đủ tốt. Đây gọi là tình trạng kháng insulin. Khi không có đủ insulin hoặc insulin không được sử dụng như bình thường, đường (glucose) không thể vào được bên trong các tế bào dẫn tới tình trạng tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường nhìn chung có thể thấy qua một số yếu tố như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều,... Tuy nhiên, mức độ và các biểu hiện cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Những người thuộc tuýp 1 có thể thấy rõ ràng các triệu chứng như: thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khó chịu, khát nước, đi tiểu nhiều vào ban đêm, cảm giác đói quằn quại, giảm cân đột ngột mà không rõ lý do,...
Ở người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự với tiểu đường type 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi do cơ thể không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng mà phải dùng tới mỡ; người bệnh bị giảm cân nhanh mà không rõ lý do. Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện bằng các dấu hiệu đặc trưng như: Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói, vết thương lâu lành, nhiễm trùng, rối loạn tình dục, thị lực kém,...
Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải được kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện ra những dấu hiệu sớm của biến chứng. Dưới đây là 1 số xét nghiệm cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường hoặc nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường:
1. Xét nghiệm đường huyết: đường huyết mao mạch & đường huyết tĩnh mạch
Xét nghiệm đường máu mao mạch là một biện pháp sàng lọc nhanh để xác đinh nồng độ glucose máu. Tuy nhiên, hầu hết các loại máy đo đường máu mao mạch thường không thể phát hiện được nồng độ glucose máu < 2,2 mmol/L (40 mg/dL), cho nên vẫn cần phải lấy mẫu máu tĩnh mạch làm xét nghiệm định lượng nồng độ glucose máu. Ở người bình thường: đường huyết tĩnh mạch lúc đói 70 – 100mg/dl (được gọi là đói khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu). Người bị đái tháo đường khi đường huyết lúc đói hơn hay bằng 126mg/dl (ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).
Với những người xuất hiện triệu chứng nghi ngờ của bệnh tiểu đường thì xét nghiệm đường huyết là biện pháp đơn giản, nhanh chóng và khá hiệu quả nhằm xác định xem mình có mắc bệnh hay không để có những biện pháp điều trị kịp thời.
2. Test dung nạp Glucose (OGTT) :
Xét nghiệm dung nạp Glucose được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết - tình trạng có thể dẫn tới đái tháo đường. Để làm xét nghiệm này, bệnh nhân cần nhịn đói tối thiểu 8 giờ trước đó, không uống café, hút thuốc, trước khi thực hiện test. Lấy máu đo đường huyết lúc đói, tiếp theo uống 75 g glucose hoà trong nước. 2 giờ sau khi uống glucose lấy máu đo lại đường huyết. Thực hiện xét nghiệm này 2 lần, vào những thời điểm khác nhau để xác định chẩn đoán ( không áp dụng với thai phụ). Đọc kết quả xét nghiệm :
+ Bình thường : < 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
+ Rối loạn dung nạp glucose : 140 - 200 mg/dL (7.8 - 11.1 mmol/L)
+ Có bệnh đái tháo đường : > 200 mg/dL (11.1 mmol/L) (ở 2 lần thử khác nhau )
3. Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm này nhằm đo tỷ lệ huyết sắc tố A1c trong hồng cầu. HbA1c là các huyết sắc tố haemoglobin gắn kết với đường glucose trong máu. Càng có nhiều đường trong máu thì HbA1c hiện diện càng nhiều.Với người lần đầu phát hiện bệnh tiểu đường, xét nghiệm này rất có ích trong việc đánh giá bệnh đã ở mức nào, điều mà chỉ số đường huyết lúc đói không thể "nói lên" được.
Tất cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm, Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn - 3 tháng/1 lần.