Những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý

Có rất nhiều bà mẹ thường chia sẻ rằng việc cai sữa cho trẻ rất khó vì trẻ thường quấy khóc và không chịu hợp tác. Dưới đây là những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý để giúp việc cai sữa cho trẻ trởn nên đơn giản hơn.

Những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý Những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý

GS. TS Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y tế đã từng chia sẻ: “Sữa mẹ là món quà vô giá cho cuộc sống. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm”. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo nên cho trẻ bù mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Trẻ chỉ nên ngừng bú mẹ sau khoảng 18 -24 tháng tuổi. Có rất nhiều bà mẹ thường chia sẻ rằng việc cai sữa cho trẻ rất khó vì trẻ thường quấy khóc và không chịu hợp tác. Dưới đây là những vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý để giúp việc cai sữa cho trẻ trở nên đơn giản hơn.

Thời gian cai sữa thích hợp cho trẻ

Không có một thời điểm nhất định nào để cai sữa cho bé, bạn nên dựa vào thực trạng sức khỏe và việc ăn uống hàng ngày của bé để lựa chọn một thời điểm thích hợp . Chỉ nên cho bé cai sữa khi bé hoàn toàn khỏe mạnh không ốm đau, bệnh tật gì và bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Một số dấu hiệu để nhận thấy bé đã đến thời điểm có thể cai sữa:

  • Bé có thể tự ngồi thẳng và với được những đồ vật trước mặt mà không cần sự hỗ trợ
  • Bé đã bắt đầu gọi được và nói được những câu ngắn
  • Trẻ có thể ăn được cháo hoặc cơm nát
  • Khi trẻ có thể tự leo lên, leo xuống cầu thang
  • Vấn đề liên quan tới mẹ như: khi mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh liên quan tới bầu vú, phải sử dụng thuốc không phù hợp cho con bú...
>>> Xem thêm: Mẹ đã biết khi nào nên cai sữa cho bé hay chưa?

Những khó khăn gặp phải trong quá trình cai sữa

HoiBenh.vn_nhung-van-de-thuong-gap-khi-cai-sua-cho-tre-va-cach-xu-li-body-1

Việc bú mẹ đã trở thành thói quen với bé do đó nếu thói quen này không được đáp ứng trẻ thường có phản ứng quấy khóc và hờn dỗi.

Khó khăn gặp phải trong quá trình cai sữa thường đến từ việc quấy khóc và bất hợp tác của trẻ. Trẻ thường có một thói quen là sau khi bú mới ngủ. Việc cai sữa cho trẻ sẽ khiến bạn rất vất vả trong việc ru bé ngủ. Hơn thế nữa, việc bú mẹ đã trở thành thói quen với bé và nếu thói quen này không được đáp ứng trẻ thường có phản ứng quấy khóc, hờn dỗi. Điều này làm cho các bà mẹ không thể kiên quyết từ chối bé đến cùng nhất là vào ban đêm. Chính vì thế quá trình cai sữa thường kéo dài.

Một khó khăn khác gặp phải khi cai sữa lại đến từ chính các mẹ. Trong thời gian bắt đầu cai sữa cho bé thì sữa vẫn tiếp tục được cở thể sản sinh, việc ngừng không cho bé bú khiến lượng sữa bị tích tụ lại ở bầu ngực. Do đó trong những ngày đầu cai sữa, các bà mẹ sẽ cảm thấy ngực căng tức, đau nhức và khó chịu.

Biện pháp khắc phục

Những khó khăn gặp phải trong quá trình cai sữa dù nguyên nhân đến từ mẹ hay bé thì bạn nên tìm cách khắc phục, kiên quyết không để bé bú lại nếu không quá trình cai sữa sẽ kéo dài dai dẳng. Một số biện pháp giúp các mẹ cai sữa cho con:

HoiBenh.vn_nhung-van-de-thuong-gap-khi-cai-sua-cho-tre-va-cach-xu-li-body-2

Tập cho bé bù bình để giúp để cai được việc bú mẹ

  • Từ từ tập cho bé thói quen bú bình thay vì bú mẹ
  • Giãn dần khoảng cách của mi lần bú
  • Bỏ một cữ bú trong ngày của trẻ và quan sát thái độ của trẻ
  • Giảm thời gian cho bú trong một lần bú
  • Tìm cách trì hoãn hoặc làm bé phân tâm mỗi lần bé đòi bú
  • Cho bé ăn nhiều món ăn hấp dẫn để bé cảm thấy no và không thèm bú nữa

HoiBenh.vn_nhung-van-de-thuong-gap-khi-cai-sua-cho-tre-va-cach-xu-li-body-3

Cho bé ăn nhiều món ăn hấp dẫn để bé không thèm bú mẹ nữa

  • Một bí quyết được nhiều bà mẹ chia sẻ là “hóa trang ti mẹ” như bôi dầu, bôi chút son đỏ làm cho bé cảm thấy việc bú mẹ không còn hấp dẫn nữa
  • Lên kế hoạch cho bé ngủ riêng để bé bỏ thói quen bú trước khi ngủ
  • Nếu như bạn bị căng sữa trong thời gian đầu khi cho bé ngừng bú thì nên tìm cách giảm bớt cơn đau bằng cách chườm khăn ấm lên hai bầu ngực, sau đó vắt bớt sữa đi hoặc dùng thêm một số thuốc tiêu sữa thay vì cho con bạn bú lại.

Nguyên tắc trong việc cai sữa cho trẻ là không nên cho bé dừng bú đột ngột vì điều này sẽ khiến bé bị sốc. Cai sữa là một bước đệm quan trọng giúp bé phát triển tự lập hơn. Hy vọng với những chia sẻ về các vấn đề thường gặp khi cai sữa cho trẻ và cách xử lý sẽ giúp cho quá trình cai sữa cho con bạn nhanh hơn và ít vất vả hơn.

>>> Xem thêm: Mẹ đã biết cách cai sữa cho bé như thế nào hiệu quả chưa?