Những trường hợp nào không nên tiêm vac xin viêm gan B trong 24h đầu tiên sau sinh?
Tiêm vac xin viêm gan B trong 24h đầu tiên sau sinh rất là quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp không nên tiêm vac xin trong 24h sau sinh. Vậy trường hợp nào là không nên tiêm vac xin viêm gan B trong 24h đầu tiên sau sinh.
Những trường hợp nào không nên tiêm vac xin viêm gan B trong 24h đầu tiên sau sinh?
Sự cần thiết của việc tiêm vac xin viêm gan B sau sinh
Theo khuyến cáo của các chuyên gia giáo dục sớm, việc tiêm vac xin viêm gan B ngay trong vòng 24h đầu sau sinh là rất cần thiết, bởi nếu tiêm sớm hiệu quả bảo vệ càng cao. Việc tiêm sớm càng có ý nghĩa hơn khi tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B tại Việt Nam khá cao, 10-20% dân số.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, tiêm vac xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau khi sinh, thậm chí cả khi mẹ bị nhiễm virus, sẽ phòng được khoảng 85% nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ sơ sinh. Trong khi nếu mẹ có virus viêm gan B, thì 90% trẻ sinh ra sẽ bị lây. Từ việc nhiễm virus viêm gan B sẽ có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan sau đó. Khi đó, việc điều trị không chỉ tốn kém, lâu dài mà cũng rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ.
Đối với trường hợp tiêm vac xin viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh cũng là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO đánh giá vac xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn, không có chống chỉ định, có chống chỉ định, trẻ sinh non, sinh thiếu cân... cũng có thể tiêm được.
Những trường hợp nào không nên tiêm vac xin viêm gan B trong 24h đầu sau sinh?
Chúng ta sẽ hoãn tiêm chủng đối với trẻ có cân nặng dưới 2000g. Có những trường hợp sẽ bị chống chỉ định tiêm chủng như: Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan sau sinh (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....).
Đối với những trẻ đẻ non, đẻ khó, mẹ bị sốt trước và sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật... cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên, đồng thờ các trường hợp này sẽ được bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng phù hợp.
Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính
Trẻ cần được thăm khám trước khi tiêm chủng. Tiêm vacxin viêm gan B khi trẻ đã bú tốt.
Những phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm
Vaccin viêm gan B là vaccin tái tổ hợp, khi tiêm vaccin không đưa virus viêm gan B vào cơ thể, vì vậy trẻ được tiêm loại vaccin này trong 24 giờ sau sinh là an toàn. Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm với tỉ lệ từ 3- 9%, sốt trên 37,7o C có tỉ lệ từ 0,4 đến 8%, sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỉ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600 nghìn đến 1 triệu liều vaccin. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tử vong sơ sinh chiếm 73% tổng số trẻ tử vong dưới 1 tuổi. Trong đó, tử vong trong 24 giờ đầu sau sinh chiếm gần một nửa (47%) số tử vong sơ sinh. Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tử vong sơ sinh như đẻ non, ngạt, bệnh đường hô hấp, dị tật, nhiễm khuẩn, xuất huyết, vàng da... trùng hợp với thời điểm tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ.
Cách phát hiện sớm phản ứng sau tiêm
Đầu tiên các mẹ cần được biết là con mình đã được tiêm viêm gan B chưa. Nếu được tiêm rồi thì sau tiêm, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24giờ) sau khi trẻ được tiêm. Sau khi được tiêm vac xin thì trẻ sẽ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho bú. Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... vì thế các bà mẹ cần phải cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước và để ý theo dõi trẻ. Bố mẹ theo dõi trẻ nếu như các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn, như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường (có thể là quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú...) thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.
Xem thêm:
- Thời điểm 'vàng' nào để tiêm vắc xin viêm gan B?
- Đã tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?