Những triệu chứng bệnh vảy nến như thế nào?
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính. Mặc dù xuất hiện ở ngoài da nhưng có thể gây nhiều tác hại cho cơ thể, nguy hiểm hơn là có thể gay tổng thương tới xương, khớp,... Vì vậy việc cần thiết là bạn phải nắm được những triệu chứng bệnh vảy nến để phục vụ cho việc điều trị bệnh.
Những triệu chứng bệnh vảy nến như thế nào?
Hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh để được cung cấp đầy đủ kiến thức về vấn đề này nhé!
Ở độ tuổi nào thường dễ mắc bệnh vảy nến nhất?
Vảy nến là một trong những bệnh về da phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Đây là bệnh có thể phát triển thành mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần của người bệnh.
Bệnh vảy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 - 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn độ tuổi từ 50 - 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến hết đời hoặc bộc phát thành từng đợi riêng lẻ. Bệnh không khó để phát hiện, vì vậy khi mắc khi mắc bệnh vảy nến cần chú ý điều trị sớm, kịp thời để tránh bệnh nặng hơn khó chữa.
Những triệu chứng bệnh vảy nến mà bạn nên biết sớm nhất!
Hãy nhận biết những triệu chứng của bệnh vảy nến sớm nhất thông qua một số dấu hiệu về tốn thương điển hình mà căn bệnh này có thể gây ra cho bạn như:
Triệu chứng về tổn tương da
Tổn thương bề mặt da có thể nói là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh vảy nến, thường một số biểu hiện ở da có thể báo hiệu xuất hiện vảy nến mà bạn nên cảnh giác như: Da khô, sau đó chuyển sang hiện tượng bong chóc, xuất hiện vảy dày, dùng tay cạo một lớp trắng, sẽ xuất hiện một lớp da hồng như sáp nến. Những tổn thương ở vùng da ban đầu thường nhỏ. Tuy nhiên thời gian kéo dài, đường kính của những tổn thương này có thể lan rộng có khi xảy ra toàn thân rất nghiêm trọng. Dựa vào từng dấu hiệu khác nhau của da mà người ta chia thành một số biểu hiện như:
- Vảy nến thể mảng: Vùng tổn thương xuất hiện mảng trên da, chủ yếu là khửu tay, đầu gối và vùng lưng bụng,... Thường bệnh sẽ xuất hiện thành từng đám và nỏi mảng da sần.
- Vảy nến da đầu: Đây là dạng vảy nến thường gặp hiện nay, vùng da đầu thường xuất hiện vảy trắng, bong chóc và sần sùi, tóc rụng.
- Vảy nến thể giọt: Xuất hiện bệnh vảy nến nhưng thường không nghiêm trọng, biểu hiện bệnh chỉ là những chấm nhỏ như giọt nước ở da, thường không xuất hiện tập trung vào một chỗ nào đó mà bất cứ vùng da nào tại cơ thể đều có thể xuất hiện dạng vảy nến giọt.
- Vảy nến mủ: Đây là một dạng vảy nến nghiêm trọng nhất, vùng da bị bệnh không khô và có vảy trắng như bình thường mà xuất hiện mủ trắng xanh dưới da, khi vỡ ra chúng sẽ làm làn da tổn thương và lở loét nghiêm trọng.
Triệu chứng về tổn thương móng
Không chỉ gây ra những dấu hiệu tổn thương ngoài da như ở trên mà những triệu chứng của bệnh vảy nến còn được biểu hiện cụ thẻ ở móng tay, móng chân với những dấu hiện mà bạn có thẻ quan sát được bênh ngoài như: Móng ngả vàng đục, đoi khi các chấm rỗ trắng xuất hiện trên móng tay, móng dễ mũn hơn và thường xuất hiện cả nguyên bàn tay hoặc bàn chân chứ không riêng lẻ từng ngón.
Tổn thương xương khớp
Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da dễ dàng gây ra tổn thương xương khớp. Thường thường gặp những dạng vảy nến dạng nặng như vảy nến thể mủ, hay vảy nến thể mảng,... Những trường hợp tổn thương nặng thường sẽ làm nghiêm trọng gây viêm nhiễm xương, khớp. Những tổn thương xương khớp thường gặp như: Viêm xương khớp, thoái hóa khóp, lệch khớp, khó khăn trong việc đi lại.
Cần xử lý nhanh khi bị vảy nến
Khi mắc bệnh vảy nến người bệnh có thể sử dụng:
- Nhóm thuốc Corticosteroid (Betamethasone, Clobetasol,...): nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị vảy nến. Thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và làm giảm tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên, khi dùng trong thời gian dài, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch.
- Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene...) thường được bệnh nhân sử dụng trong việc điều trị vảy nến nặng. Đã đề kháng với các thuốc điều trị khác mà không khỏi. Tác dụng phụ của thuốc này khá nguy hiểm có thể gây quái thai, kích ứng da.
- Methoxsalen: Đây là một chất bắt sáng dược dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến nặng.
- Acid salicylic: Có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thường hóa lớp sừng ở da.
- Polytar: Đây là một chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
Người mắc bệnh vảy nến cần chú ý những gì?
Với những bệnh nhân có triệu chứng vảy nến khi phát hiện các bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Cùng với đó hãy thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày
- Hãy luyện tập, ận động thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Tránh tiếp xúc với hóa chất
- Giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Khi da khô có thể gây nứt nẻ bong tróc nhiều hơn ở vùng bị vảy nến.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả chứa Vitamin
- Uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ giữ ẩm cho da và các yếu tố có hại.
Điều trị bệnh vảy nến ở đâu uy tín?
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện Da liễu Trung ương là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành da liễu đứng đầu cả nước. Bệnh viện được thành lập từ năm 2006, là bệnh viện tuyến cao nhất khám chữa chuyên về bệnh da liễu trong đó có bệnh vảy nến. Bệnh viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, chỉ đạo tuyến về ngành da liễu toàn quốc. Việc thăm khám và chữa bệnh da liễu tạ bệnh viện Da liễu Trung ương được thực hiện bởi đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thâm niên đào tạo lâu năm. Đặc biệt là trang thiết bị hiện đại đầy đủ giúp cho việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu một cách tích cực.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6: 6h00 - 18h30
- Thứ bảy và chủ nhật: 7h30-17h30
Địa chỉ: Số 15A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Da liễu Hà Nội
Bệnh viện Da liễu Hà Nội được thành lập ngày 10/5/2004 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Da liễu. Hiện bệnh viện là chuyên khoa đầu ngành da liễu của thành phố, có chức năng khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về da. Bệnh viện Da liễu Hà Nội được Nhà nước tặng Huân Chương Lao Động hạng III (5/7/1986); bằng khen của Bộ Y tế đạt tiêu chuẩn "Bệnh viện Xuất Sắc Toàn Diện” năm 2009; giấy khen, bằng khen của Ủy ban Nhân dân thành phố, Bộ Y tế về công tác chuyên môn.
Cơ sở 2 Bệnh viện Da liễu Hà Nội vốn là Trung tâm Da liễu Hà Đông sáp nhập vào Bệnh viện Da liễu Hà Nội vào ngày 15/11/2013 để đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị ngày càng cao của người dân thành phố và các khu vực lân cận khác.
Bệnh viện Da liễu Hà Nội là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý da liễu trong đó có bệnh vảy nến. Đây là địa chỉ đầu tàu và một trong những cơ sở y tế được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhờ hệ thống trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ được đánh giá với trình độ chuyên môn cao.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6: 7h00 - 11h00 và 13h30 - 17h30.
- Thứ bảy và chủ nhật: 7h00 - 11h30 và 14h00 - 17h00 (chỉ tiến hành thăm khám dịch vụ và không thăm khám bảo hiểm y tế)
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 79B Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội (cơ sở chính của bệnh viện)
- Cơ sở 2: số 2D Nguyễn Viết Xuân, quận Hà Đông, Hà Nội
- Cơ sở 3: Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội
Bệnh Viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nổi tiếng với lịch sử hình thành lâu đời nhất tại Hà Nội, bệnh viện tổng hợp điều trị rất nhiều bệnh khác nhau trong đó có khoa Da liễu. Công tác chữa bệnh đáp ứng khối lượng bệnh nhân lớn, bao gồm chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. Hiện này, chuyên khoa da liễu đã vận hành với hệ thống trang thiết bị hết sức hiện đại như: Laser IPL, Laser Ruby, Laser YAG..
Quy trình khám chữa tại bệnh viện Bạch Mai có sự tham gia của các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chẩn đoán chính xác và chữa bệnh một cách tích cực cùng với hệ thống kỹ thuật hiện đại. Đây là địa chỉ được rất nhiều người bệnh vảy nến lựa chọn.
Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 7: 6h30 - 12h00 và 13h00 - 18h00
- Chủ nhật: Nghỉ
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, được bộ y tế phân công giúp Viện da liễu Việt Nam trong công tác chỉ đạo tuyến 21 tỉnh - thành phố phía Nam từ ninh thuận trở vào. bệnh viện có 6 nhiệm vụ chủ yếu là tuyến giám sát của khu vực phía nam trong chẩn đoán và điều trị bệnh phong, bệnh lây qua tình dục và bệnh da, cùng bộ môn da liễu của trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo tuyến hoạt động da liễu khu vực phía nam, thông tin – giáo dục – truyền thông về da liễu, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trên, hợp tác quốc tế.
Bệnh viện Da liễu có nguồn nhân lực dồi dào là các cán bộ đại học, trên đại học trong đó có 68 cán bộ đại học, trên đại học chiếm 31,48 %. Bên cạnh đó là số lượng nhân lực trung học là 81 chiếm 37,5%, sơ học là 14 chiếm 6,48%, các thành phần khác số lượng 53 chiếm 24,54%. Ngoài số cán bộ nói trên còn có 15 cán bộ viên chức của bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và 3 cán bộ của bộ môn Da liễu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh cũng làm việc tại bệnh viện.
Điện thoại: 0283 9305 419
Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Khoa Da liễu - Bệnh viện quận Thủ Đức
Khoa Da liễu bệnh viện quận Thủ Đức ban đầu chỉ là một phòng khám thuộc khoa Khám bệnh với duy nhất một bác sĩ. Đến tháng 04 năm 2010 thì khoa Da liễu được thành lập và cho đến năm 2011 số lượng nhân viên trong khoa đã tăng lên 06 bác sĩ và đều có trình độ sau đại học và 02 điều dưỡng. Lượng bệnh lúc đầu chỉ vài bệnh đến nay đã tăng lên rất nhiều. Hiện tại ngoài việc khám, điều trị các bệnh lý về da, lông, tóc, móng các bác sĩ của khoa còn tham gia tư vấn và thực hiện chăm sóc da bằng những kỹ thuật cao với nhiều máy móc hiện đại với mong muốn đem lại cho người bệnh, khách hàng làn da đẹp nhất.
Điện thoại: 0283 8963 194
Địa chỉ: 29 Khu phố 5 Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Tình Nguyễn