Những thực phẩm không an toàn cho trẻ nhỏ
Nhưng không phải thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ nhỏ đâu nhé! Dưới đây là những thực phẩm không an toàn cho trẻ nhỏ chúng ta nên tránh.
Những thực phẩm không an toàn cho trẻ nhỏ
Khi con bạn lớn lên, tính tò mò sẽ khiến trẻ háo hức nếm thử đủ các loại thức ăn, còn bạn sẽ háo hức thêm đủ loại thực phẩm vào phần ăn của con.
1. Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi nên tránh những thực phẩm sau
Sữa ít béo: Trẻ ở lứa tuổi này cần chất béo và calo có trong sữa nguyên kem để tăng trưởng và phát triển. Khi con bạn lên 2 (và nếu trẻ phát triển bình thường), bạn có thể cho trẻ uống sữa ít béo. Tuy nhiên nếu con bạn bị béo phì, bác sĩ sẽ khuyên trẻ nên uống sữa ít béo trước khi lên 2 tuổi.
Thực phẩm dễ gây hóc, nghẹn
Đồ ăn có kích cỡ lớn: có thể mắc nghẹn ở cổ trẻ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên cắt đồ ăn thành những miếng nhỏ 1cm. Ví dụ, cắt nho, cà chua bi, dâu tây làm 4 trước khi cho trẻ ăn, thịt, rau và phô mai cũng nên băm hoặc nghiền nhỏ.
Rau chưa nấu chín: Nấu mềm cà rốt, cần tây, súp lơ và nghiền hoặc thái thành miếng nhỏ 1cm trước khi cho trẻ ăn.
Các loại hạt, hạch: Bỏ hết hạt dưa hấu, đào, mận, sơ ri giúp trẻ. Không cho trẻ ăn các loại hạt hoặc hạch như hạt dưa hoặc hạt bí. Các loại hạt có thể không gây hóc nhưng có thể mắc ở khí quản và gây nhiễm trùng.
Đồ ăn cứng hoặc giòn: Các loại hạch, bỏng ngô và bánh quy xoắn rất dễ mắc nghẹn, các loại kẹo cứng và thuốc ho cũng vậy.
Các món ăn dính, mềm: Kẹo cao su, thạch, kẹo chíp chíp, quả sấy khô, kẹo dẻo hay phô mai đun chảy đều có thể gây hóc nghẹn cho trẻ.
Bơ lạc: Một miếng bơ lạc hoặc các loại thực phẩm tương tự đều khá khó nuốt ngay và dễ gây nghẹn. Đừng múc bơ lạc bằng thìa. Bạn hãy phết mỏng bơ lạc lên bánh mỳ hoặc pha loãng với nước, sốt táo hoặc sữa chua cho trẻ.
2. Trẻ từ 24 đến 48 tháng tuổi nên tránh các loại thực phẩm sau
Thực phẩm dễ gây hóc, nghẹn: Mặc dù lúc này kỹ năng ăn của trẻ đã tốt hơn nhiều nhưng vẫn không ngoại trừ khả năng trẻ bị hóc đồ ăn. Bạn vẫn nên tránh cho trẻ ăn những gì được liệt kê ở trên, và khuyến khích trẻ nên tập trung ăn, tránh sao nhãng như vừa ăn vừa đi lại, nói chuyện, xem TV, nằm ngửa hoặc làm bất cứ việc gì khác.
suy dinh dưỡng" width="800" height="643" />
3. Trẻ từ 4 đến 5 tuổi nên tránh các loại thực phẩm sau
Thực phẩm dễ gây hóc, nghẹn: Trẻ lúc này đã biết ăn uống cẩn thận, nhưng bạn vẫn nên cảnh giác với những thực phẩm mà có thể vướng ở cổ trẻ. Hạn chế sự sao nhãng của trẻ khi đang ăn.
Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Khi trẻ bắt đầu biết đi, bạn không cần thường xuyên đổi món cho trẻ, trừ khi trẻ bị dị ứng với đồ ăn. Nếu con bạn bị dị ứng với thực phẩm, bạn cũng nên để trẻ ăn vài món nhất định trong 1 khoảng thời gian nhất định để quan sát xem trẻ có bị dị ứng nặng không. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ để nhận biết và tránh được những loại đồ ăn dễ gây dị ứng cho trẻ, như trứng, sữa, lạc, lúa mỳ, đậu nành, cá và tôm.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Nguồn: Baby Center