Những thay đổi về tâm lý khi đến tuổi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ phải làm quen với nhiều thay đổi từ ngoại hình tới tâm sinh lý. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong giai đoạn này để có những điều chỉnh phù hợp với tâm lý của trẻ trong giai đoạn này. Hãy cùng HoiBenh và các chuyên gia của Viện tâm lý SUNNYCARE xem xét các đặc điểm sau.
Những thay đổi về tâm lý khi đến tuổi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ phải làm quen với nhiều thay đổi từ ngoại hình tới tâm sinh lý. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong giai đoạn này để có những điều chỉnh phù hợp với tâm lý của trẻ trong giai đoạn này. Hãy cùng HoiBenh và các chuyên gia của Viện tâm lý SUNNYCARE xem xét các đặc điểm sau.
Đặc điểm sinh lý
Từ 14 – 15 tuổi trở đi, sự gia tăng nhanh chóng của các hooc-môn sinh dục cùng với nhận thức rõ hơn về giới tính đã thôi thúc trẻ nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Ở lứa tuổi này, trẻ trai đã có đủ đường nét của người đàn ông trưởng thành, có râu, lông chân, lông nách, thân hình cao lớn, vai rộng và cơ bắp. Trẻ gái đã mềm mại hơn, ngực và mông to lên tạo thành những đường cong quyến rũ.
Lúc này, trẻ đã bắt đầu hình thành khái niệm “thích”, “yêu”, “kết”, “cặp đôi”. Đặc biệt, cảm xúc của trẻ lúc này cực kỳ nhạy, dễ rung động. Tuy nhiên, vì cảm xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định nên tình cảm rất dễ thay đổi.
Rối loạn tâm lý
Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn tâm lý hơn. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là trẻ biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút... Nặng hơn, một số trường hợp còn có cả các biểu hiện như nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác..., thậm chí còn có ý định tự tử.
Rối loạn cảm xúc
Vì thế, khi cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện của rối loạn cảm xúc như chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên... thì cần tham khảo ý kiến các chuyên gia tâm lý để điều chỉnh kịp thời và tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Rối loạn hành vi
Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ thường có hành vi xâm phạm sớm và rất khó thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp. Việc điều trị căn bệnh này cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp khắt khe từ bản thân người bệnh và những người xung quanh.
Nhu cầu tình dục
Đặc biệt, đối với trẻ nam, tác động của hoóc môn tới các bộ phận sinh dục và tâm lý rất mạnh. Các em thường cảm thấy trong người bí bách, thiếu bình tĩnh, bối rối và hay thẹn thùng. Khoảng 13-14 tuổi, cơ thể các em nam đã sản xuất tinh trùng. Nếu không thủ dâm thì cơ thể sẽ tự thủ tiêu lượng tinh trùng đó trong giấc ngủ đêm (mộng tinh).
Thủ dâm và mộng tinh là những hiện tượng rất bình thường, không có gì xấu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị ám ảnh và thủ dâm quá mức thì sẽ gây ra các ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ sinh sản sau này. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, cha mẹ nên thẳng thắn chia sẻ với trẻ về các vấn đề này và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ gia đình, luyện tập thể thao để cân bằng sức khỏe và tâm sinh lý.
Trầm cảm
Khi bị trầm cảm, trẻ thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Điều này khiến cho cuộc sống của trẻ trở nên nhàm chán, u ám, thiếu niềm tin...
Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ do đó khi nhận thấy con có các dấu hiệu dậy thì, cha mẹ cần chủ động chia sẻ và quan tâm hơn tới sự thay đổi của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ. Đồng thời, cần chú ý tới chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng sự phát triển của trẻ.
Xem thêm:
- Những triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì
- Những chứng bệnh tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì và cách phòng tránh