Những thành tựu nổi bật của bộ y tế trong 5 năm qua

5 năm qua, bộ Y tế đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó có 6 thành tựu nổi bật như BHYT toàn dân, hoàn thành MDGs, giảm tải bệnh viện, Việt Nam được bầu vào BCH WHO,.... Trong những năm tới, bộ sẽ tiếp tục cùng các đối tác chung tay vì mục tiêu bền vững, cải cách nền y học nước nhà.

Những thành tựu nổi bật của bộ y tế trong 5 năm qua Những thành tựu nổi bật của bộ y tế trong 5 năm qua

Ngày 11.1.2017, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp nhóm đối tác y tế (HPG) với chủ đề “Kế hoạch hành động nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến y tế gắn kết với Kế hoạch 5 năm ngành y tế.” HPG lần này diễn ra dưới sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Trẻ em UNICEF, quyền Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Tham dự HPG có các đối tác phát triển, đại biểu các bộ, ban ngành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, ...

Hội thảo đã thảo luận Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, kế hoạch của Bộ Y tế thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến y tế gắn với kế hoạch 5 năm ngành y tế và kế hoạch hỗ trợ của đối tác phát triển cho việc thực hiện các SDGs. Đồng thời đây cũng là thời điểm ngành y tế chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch 5 năm 2016-2020.

vicare.vn-nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-bo-y-te-trong-5-nam-qua-1

Toàn cảnh cuộc hội thảo vừa diễn ra.

Mục tiêu năm 2017 tới có các vấn đề cần giải quyết như ô nhiễm, thiên tai, thảm họa. Trong kế hoạch hành động quốc gia để phát triển bền vững tới 2030, cần cải thiện dinh dưỡng học đường, tăng chiều cao của người Việt Nam bởi hiện nay, chiều cao của người Việt Nam còn quá thấp so với các nước ASEAN. Bộ trưởng cũng mong muốn các đối tác giúp đỡ gắn chăm sóc sức khỏe ban đầu với cơ sở, bác sĩ gia đình với trạm y tế xã và hỗ trợ cơ chế tài chính y tế, công thức chi trả cho phù hợp với người dân đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế,....Đổi mới bệnh viện để hội nhập, đạt tiêu chuẩn cao phù hợp với quốc tế, đổi mới đào tạo đại học y khoa để đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong tương lai cũng là những việc mà ngành y tế cần làm trong thời gian tới.

6 thành tựu của ngành y tế trong 5 năm qua (2011-2016)

Năm 2016 vừa qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động bộ Y tế đã phải đối mặt với biết bao khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ y tế, sự hỗ trợ của các Bộ, Ban ngành Trung ương, Địa phương và sự hỗ trợ tích cực từ các Tổ chức quốc tế, ngành y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, được Chính phủ, người dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Bảo hiểm y tế toàn dân

Đây là có được coi là thành tựu đáng nể nhất của bộ Y tế. Kết thúc năm 2016, diện bao phủ của BHYT đã gia tăng đáng kể từ 60.9% dân số tham gia năm 2010 đến hơn 80,3% năm 2016, vượt chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao (năm 2016 Chính phủ giao 79%). UBND của 39/63 tỉnh cũng đã dành ngân sách địa phương hỗ trợ BHYT cho người thuộc diện cận nghèo.

Mạng lưới y tế cơ sở

Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã bao phủ toàn quốc. Hệ thống tổ chức y tế tại tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh đang được đổi mới toàn diện và đồng bộ để hội nhập và phát triển. Nhiều trạm y tế xã cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn viện trợ. Hiện nay y tế cơ sở đã mở thêm nhiều dịch vụ hơn, bước đầu triển khai phòng chống một số bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình từ năm 2013, sau 2 năm có 240 phòng khám bác sỹ gia đình được thành lập và đi vào hoạt động...

vicare.vn-nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-bo-y-te-trong-5-nam-qua-2

Bộ trưởng bộ Y tế trong buổi hội thảo.

“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh”

Các biện pháp đã được triển khai hiệu quả gồm: Xây dựng môi trường thân thiện, thủ tục nhanh gọn; Đầu tư nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh; Giảm quá tải bệnh viện. Đến nay, Đề án đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, tạo được sự tin tưởng của người dân và thay đổi thái độ phục vụ trong lĩnh vực y tế.

Đổi mới cải cách cơ chế tài chính trong y tế

Trong giai đoạn 2011-2015, chi NSNN cho y tế đạt 7.52% tổng chi NSNN bao gồm cả trái phiếu Chính phủ. Tốc độ tăng chi ngân sách cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi trung bình của NSNN. Giá dịch vụ khám và điều trị bệnh giữa các bệnh viện cùng hạng được thực hiện theo lộ trình tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế nhằm giúp các cơ sở KCB có thêm nguồn thu trang trải các chi phú phục vụ người bệnh.

MDGs

Việt Nam đã thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong các mục tiêu MDG, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc các Mục tiêu về y tế là MDG4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; MDG5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ; MDG6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác; hai mục tiêu khác liên quan tới y tế là Giảm suy dinh dưỡng trẻ em (MDG1) và Tiếp cận nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh (MDG7).

Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành WHO

Việt Nam đã được bầu vào Ban Chấp hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiệm kỳ 3 năm, 2016-2019. Với vai trò mới này, Việt Nam sẽ góp thêm tiếng nói từ các quốc gia đang phát triển với các hệ thống y tế đang trong quá trình chuyển đổi. Những khách thức và khó khăn trong phát triển y tế của Việt Nam và các nước sẽ được quan tâm nhiều hơn trong quá trình thế giới và khu vực xây dựng và thực thi các chính sách y tế.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh tới chương trình hành động phù hợp với phát triển bền vững. Trong thời gian tới, có những vấn đề trọng tâm ngành y tế và các đối tác phát triển có thể chung tay giúp đỡ như: già hóa dân số, đổi mới cơ chế tài chính, đổi mới toàn diện ngành y tế, điều chỉnh giá dịch vụ y tế, mô hình bác sĩ gia đình gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm (NCDs), đẩy nhanh y tế cơ sở (với trực tuyến 700 đầu cầu gói dịch vụ y tế cơ bản tới tuyến xã diễn ra vào sáng 12.1.2017). Đổi mới toàn diện hệ thống y tế trong đó có an toàn thực phẩm và dược phẩm theo mô hình FDA, quản lý tập trung ở tuyến tỉnh, tuyến huyện,...

Một trong những ưu tiên của quốc gia và của ngành y tế trong giai đoạn tới là bắt tay vào việc triển khai các mục tiêu trong Chương trình Nghị sự 2030 phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra. Các SDGs do LHQ đề ra trong đó có có các mục tiêu suy dinh dưỡng trẻ em, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh môi trường, năng lượng sạch trong gia đình, phòng trừ ô nhiễm không khí, thiên tai thảm họa, thúc đẩy xã hội hòa bình vì phát triển bền vững, tăng cường đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, ngành y tế Việt Nam cũng đang tiếp tục các nỗ lực nhằm thực hiện các MDGs chưa hoàn thành trong đó có Mục tiêu thứ 4 về tỷ lệ tử vong trẻ em, Mục tiêu thứ 5 về giảm tử vong ở các bà mẹ, Mục tiêu thứ 6 là việc phòng chống HIV/AIDS.

Tại HPG lần này, các đối tác phát triển như EU, JICA,... cam kết tiếp tục đồng hành cùng những mục tiêu phát triển bền vững của ngành y tế, với một số dự án ODA về kỹ thuật ngành y tế, cung ứng dịch vụ công gắn với y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh,....trong thời gian tới.

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)