Những thăm khám cần thiết ở 3 tháng đầu thai kỳ: Xét nghiệm, siêu âm, chế độ ăn

Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai của một người mẹ. Nó giúp cho chúng ta đánh giá được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn đối với cả mẹ và thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Những thăm khám cần thiết ở 3 tháng đầu thai kỳ: Xét nghiệm, siêu âm, chế độ ăn Những thăm khám cần thiết ở 3 tháng đầu thai kỳ: Xét nghiệm, siêu âm, chế độ ăn

Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn tìm hiểu những thăm khám cần thiết ở 3 tháng đầu thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Tầm quan trọng của việc khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với mẹ và thai nhi. Do vậy, ở thời kỳ này, việc thăm khám là rất quan trọng. Qua khám thai, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán được số lượng thai nhi, dự đoán tuổi thai cũng như ngày dự sinh chuẩn xác nhất so với việc khám thai vào giữa hoặc cuối thai kỳ. Từ đó, bạn có thể biết được thai nhi sinh ra có đủ hay thiếu tháng không, dự phòng được trường hợp thai già tháng và phát hiện được tình trạng thai nhi thiếu dinh dưỡng trong tử cung.

Việc khám thai trong 3 tháng đầu còn giúp cho người mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường, tim sản,.... Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất, đồng thời xác định lịch khám thai tiếp theo. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ phát hiện được những bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u buồng trứng để sớm được điều trị kịp thời và hiệu quả.

HoiBenh.vn-nhung-tham-kham-can-thiet-o-3-thang-dau-thai-ky-xet-nghiem-sieu-am-che-do-body-2
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với mẹ và thai nhi

Những thăm khám cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ngoài những thủ tục thăm khám sức khỏe toàn diện như đo cân nặng, huyết áp, tim mạch, lá lách, phổi, khám phụ khoa kiểm tra tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục,.... các mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm và siêu âm cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ như sau:

  • Xét nghiệm máu: Ngoài mục đích để xác định công thức máu, việc xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp cho mẹ phát hiện được tình trạng thiếu máu hoặc mắc một số bệnh như viêm gan B, giang mai, HIV, Rubella, thủy đậu,... để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Xét nghiệm Rubella IgM và IgG: Đây là xét nghiệm giúp bác sĩ tìm ra kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM trong cơ thể người mẹ. Nếu mẹ mắc phải Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải các biến chứng như điếc, mù, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh với tỉ lệ lên đến 90%. Do vậy, việc phát hiện sớm Rubella sẽ giúp cho mẹ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện với mục đích giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hay tiểu đường thai kỳ. Đây là những bệnh nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cần được phát hiện để được điều trị hiệu quả.
  • Đo độ mờ da gáy: Đây là xét nghiệm giúp cho bạn phát hiện được nguy cơ thai nhi mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể, tầm soát được hội chứng Down khi kết hợp với xét nghiệm hóa sinh máu. Nếu kết quả đo độ mờ da gáy thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm xét nghiệm triple test khi thai nhi sang đến tuần 15 - 20 để xác định xem bào thai có nguy cơ bị khuyết tật hay không.
  • Siêu âm đầu dò: Sẽ giúp cho bạn phát hiện những bất thường khi mang thai, điển hình là tình trạng mang thai ngoài tử cung.
HoiBenh.vn-nhung-tham-kham-can-thiet-o-3-thang-dau-thai-ky-xet-nghiem-sieu-am-che-do-body-3
Siêu âm đầu dò

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời điểm thai nhi đang bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều vô cùng cần thiết, cụ thể:

  • Bổ sung sắt, vitamin B6, axit folic cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
  • Có một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất để nuôi dưỡng thai nhi.
  • Ăn nhẹ vào buổi sáng, nên ăn nhiều lần trong ngày với lượng ít. Có thể ăn thêm kẹo bánh có gừng hoặc uống trà gừng để chống mệt mỏi, nôn ói.
  • Mỗi ngày nên dành ra khoảng 15 - 30 phút để tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, bơi lội, yoga,...
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Ngay khi biết mình mang thai, bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh mãn tính như tâm thần, huyết áp, động kinh, lao, vitamin liều cao,... để được tư vấn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Xem thêm:

  • Thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ chồng phải biết
  • Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt quan trọng
  • Khó khăn mẹ thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ