Những sai lầm kinh điển khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Nhiều ông bố bà mẹ khi thấy con nhỏ mắc viêm phế quản thường tự tìm đủ mọi cách để chữa bệnh cho con mà không cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Điều này thường dẫn tới những sai lầm nguy hại, khiến tình trạng viêm phế quản của trẻ tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.

Những sai lầm kinh điển khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em Những sai lầm kinh điển khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

Nhiều ông bố, bà mẹ khi thấy con nhỏ mắc viêm phế quản thường tìm đủ mọi cách để chữa bệnh cho con mà không cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Điều này thường dẫn tới những sai lầm nguy hại, khiến tình trạng viêm phế quản của trẻ tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản hay còn gọi là viêm nhiễm đường thở dưới là một căn bệnh phổ biến về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em, chỉ đứng thứ hai sau tiêu chảy với nguyên nhân chủ yếu là do virus gây ra, chiếm 90% số ca bệnh.

Ngoài ra bệnh cũng có thể do vi khuẩn, nấm mốc, sự suy giảm của hệ miễn dịch, quá trình thay đổi thời tiết đột ngột hay do một số yếu tố gây ô nhiễm môi trường như khói bụi, thuốc lá.

Biểu hiện ban đầu của bệnh thường là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc sốt cao. Sau 36 tới 72 giờ, sẽ xuất hiện các dấu hiệu cấp tính như khó thở, khò khè, người cảm thấy mệt mỏi, sốt, ớn lạnh và tức ngực, đe dọa khả năng hô hấp và điều hòa oxi của cả cơ thể.

vicare.vn-nhung-sai-lam-kinh-dien-khien-viem-phe-quan-tai-phat-o-tre-em-body-1

Những sai lầm kinh điển khiến viêm phế quản tái phát ở trẻ em

1. Không chủ động bảo vệ trẻ trước sự thay đổi của thời tiết và ô nhiễm môi trường

Khi thời tiết có những diễn biến thất thường, nóng lạnh thất thường, nhiều cha mẹ thường không nhạy bén trong việc giữ ấm và làm mát cơ thể cho trẻ một cách linh hoạt, khiến các em khi thì bị lạnh quá, lúc lại mướt mải mồ hôi. Điều này làm cho phổi dễ bị nhiễm lạnh, dẫn tới suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của virus gây bệnh viêm phế quản.

Bên cạnh đó, việc để trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá của người lớn, khói bụi của xe cộ đường phố, hay vui chơi ở những nơi đông người mà không có sự bảo vệ cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm phải các bệnh lý hô hấp.

Trên thực tế trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết, môi trường. Do đó cha mẹ cần chủ động giữ ấm cho con khi trời lạnh, thay quần áo thoáng mát khi trời nóng để các em dễ dàng thích nghi với môi trường. Ngoài ra cũng nên để trẻ tránh xa khói thuốc lá, sử dụng khẩu trang trước khi ra đường.

2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho trẻ thiếu lành mạnh

Nhiều cha mẹ khi thấy con có triệu chứng ho do viêm phế quản thường cố gắng kiêng cho con các thực phẩm dễ gây kích ứng cổ họng đạm như cá, trứng, tôm, cua, thịt gà...Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và kiêng khem không những không có cơ sở khoa học mà còn làm cơ thể trẻ trở nên yếu ớt, thiếu sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng, dẫn tới bệnh lâu khỏi và tái phát liên tục.

Trẻ em thường hoạt động mà không biết điểm dừng và giới hạn sức khỏe của bản thân. Do vậy việc để trẻ chơi quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi cũng khiến trẻ kiệt sức, mất đi khả năng tái tạo và điều hòa hệ miễn dịch.

Ngược lại để trẻ nằm lì ở nhà dưỡng bệnh quá lâu cũng sẽ khiến các em trở nên trì trệ, mất đi sự thích ứng với môi trường, thời tiết, khí hậu bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

vicare.vn-nhung-sai-lam-kinh-dien-khien-viem-phe-quan-tai-phat-o-tre-em-body-2

3. Dừng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ

Đối với viêm phế quản, việc cha mẹ tự ý dừng thuốc cho con mà không theo chỉ định của bác sĩ là rất phổ biến. Nguyên nhân là do nhiều bậc phụ huynh thấy bệnh tình của trẻ có dấu hiệu thuyên giảm nên cho rằng các em đã khỏi bệnh và không cần phải uống thêm thuốc nữa.

Những sai lầm này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc điều trị viêm phế quản ở trẻ bởi bản chất bệnh liên quan tới đường hô hấp, ngay cả khi triệu chứng hết thì tình trạng viêm phế quản vẫn còn. Nếu không được dùng thuốc đúng là đủ liều, khi gặp các tác nhân gây kích ứng, căn bệnh viêm phế quản sẽ lại tái phát hoặc tiến triển nặng nề hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.

4. Lạm dụng kháng sinh

Hầu hết, các gia đình khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm phế quản thường nghĩ ngay đến thuốc kháng sinh và tự mua thuốc về cho trẻ uống một cách đều đặn. Thế nhưng trên thực tế với một căn bệnh do virus gây ra như viêm phế quản, việc lạm dụng kháng sinh lại là điều không phù hợp.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ gặp phải tình trạng kháng thuốc kháng sinh vô cùng nguy hiểm. Trẻ nhỏ có thể đáp ứng tốt với kháng sinh trong vài lần đầu, nhưng sẽ nhanh chóng nhờn thuốc do các vi khuẩn và chủng bệnh đã biến thể phức tạp hơn.

Do đó cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị đạt an toàn và hiệu quả.

vicare.vn-nhung-sai-lam-kinh-dien-khien-viem-phe-quan-tai-phat-o-tre-em-body-3

5. Sử dụng đơn thuốc cũ của trẻ khác

Không hiểu vì lý do gì mà không ít ông bố bà mẹ hiện nay thường lấy đơn thuốc của những trẻ khác hoặc một số loại thuốc được người thân mách để mua về cho con uống. Tuy nhiên đừng ngạc nhiên nếu con cùng mắc bệnh viêm phế quản giống bạn mà sử dụng thuốc không thấy thuyên giảm. Bởi theo các bác sĩ mỗi đứa trẻ đều có một tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau vì vậy không thể lấy đơn thuốc của bé này mang cho bé khác.

Mỗi loại vi khuẩn thường chỉ nhạy bén với một số loại kháng sinh nhất định, do đó khi thấy con tái phát bệnh hô hấp, các bậc phụ huynh không nên lấy đơn cũ hoặc đơn của trẻ khác dùng cho bé, có thể sẽ khiến bé vừa không khỏi, vừa góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, tái phát bệnh cũ một cách trầm trọng hơn.

Mong rằng với những sai lầm kinh điển mà chúng tôi vừa nêu, các bậc phụ huynh đã có được cho mình một số kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh viêm phế quản tái phát ở trẻ em một cách hiệu quả nhất.