Những sai lầm có thể gặp khi điều trị hăm tã cho trẻ

Các mẹ bỉm sữa hãy chú ý tới những sai lầm có thể gặp khi điều trị hăm tã cho trẻ qua tìm hiểu bài viết sau.

Những sai lầm có thể gặp khi điều trị hăm tã cho trẻ Những sai lầm có thể gặp khi điều trị hăm tã cho trẻ

Hăm tã là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị hăm tã việc điều trị là vô cùng cần thiết để giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách điều trị cho con đúng đắn và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có thể biết một số sai lầm thường gặp khi điều trị hăm tã cho trẻ.

điều trị hăm tã cho trẻ

Không phải bà mẹ nào cũng biết cách điều trị hăm tã đúng đắn và hiệu quả cho trẻ

Những sai lầm khi điều trị hăm tã cho trẻ

Sử dụng phấn rôm để phòng ngừa hăm tã

Khi thấy con có dấu hiệu hăm tã, rất nhiều bà mẹ đã vội vàng dùng phấn rôm cho bé sau khi tắm với suy nghĩ sẽ cải thiện được tình hình bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khuyến cáo đây là một việc làm không đúng. Bởi sau khi tắm, cơ thể của bé còn ướt và ẩm, nếu mẹ vội vã dùng phấn rôm hoặc quấn tã khi người bé chưa thực sự khô ráo sẽ khiến cho các hạt phấn rôm gặp nước và vón cục vào với nhau, gây bít lỗ chân lông, tăng nặng các triệu chứng hăm tã. Vì vậy, các mẹ nên lau khô bé rồi lấy phấn rôm với lượng vừa đủ ra tay, xoa đều hai tay rồi xoa nhẹ nhàng lên lưng và mông của bé. Tránh xoa phấn rôm lên mặt, mũi và cổ của bé vì có thể gây các bệnh khác về da hay đường hô hấp.

Bỉm là nguyên nhân gây hăm tã

Đa phần các mẹ đều cho rằng, bỉm là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nhưng trên thực tế, còn có rất nhiều các yếu tố khác dẫn tới tình trạng này như chất lượng bỉm không đảm bảo, độ thấm hút kém, bỉm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng... Vi khuẩn từ những chiếc bỉm không vệ sinh này sẽ khiến da của bé kích ứng và tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động. Bên cạnh đó, việc đóng bỉm hay mặc tã cách quá lâu khiến cho làn da mỏng manh của bé phải tiếp xúc với chất thải của bé trong thời gian dài, dễ dẫn tới hiện tượng hăm tã. Bởi các enzym trong phân sẽ phá vỡ cấu trúc da của trẻ. Chính vì vậy, việc ngăn ngừa hăm tã ở trẻ là cần thiết nhưng các bố mẹ cũng nên hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp đúng và cần thiết cho bé yêu của mình. Các mẹ nên chọn bỉm có nguồn gốc rõ ràng, thấm hút tốt, phù hợp với kích thước cơ thể và độ tuổi của bé. Mẹ cần chú ý thay bỉm 4 – 6 tiếng/ lần, kể cả khi bé không tiểu hay đại tiện ra bỉm. Sau khi thay cần rửa sạch khu vực đóng bỉm và lau khô người cho bé trước khi đóng bỉm mới.

điều trị hăm tã cho trẻ

Ăn uống không liên quan đến hăm tã

Rất nhiều bà mẹ cho rằng chế độ ăn của trẻ không hề ảnh hưởng đến việc hăm tã. Tuy nhiên, việc khó tin này lại là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Các loại hoa quả có nhiều tính axit cao như cam, cà chua... sẽ làm thành phần sữa mẹ thay đổi từ đó tính chất phân của bé cũng thay đổi. Chúng sẽ dẫn đến việc hăm tã ở trẻ. Chính vì vậy, khi thấy bé yêu của mình có những dấu hiệu hăm tã mà mẹ đang sử dụng các loại quả kể trên thì mẹ cần phải dừng lại ngay và loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ con yêu.

Tắm lá điều trị hăm tã

Tắm lá được xem là phương pháp dân gian điều trị hăm tã vô cùng hiệu quả của các bà mẹ Việt. Tuy nhiên, nếu không chú ý trong sử dụng, tắm lá có thể phản tác dụng và gây ra những hậu quả không mong muốn cho làn da của bé, khiến hăm tã phát triển nặng hơn. Nếu các mẹ tắm cho trẻ bằng các loại lá trong thời gian dài, tinh bột trong các loại lá sẽ bám dính vào da của bé và gây bí da dẫn đến viêm nhiễm. Trong khi đó, da của các bé sơ sinh thường rất mỏng manh vì vậy những tác nhân nhẹ cũng có thể phá hủy cấu trúc của da. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì sản phẩm gì cho bé yêu của mình đặc biệt liên quan đến da.

Trên đây là những sai lầm có thể gặp khi điều trị hăm tã cho trẻ, hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm bổ ích cho các mẹ. Chúc mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh và tránh xa hăm tã.

>>> Xem thêm: 3 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé hiệu quả