Những nguyên tắc cần biết về cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà

Bệnh quai bị hay xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể được bác sĩ hướng dẫn điều trị, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách chăm sóc trẻ bị quai bị thì nguy cơ bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây ra những biến chứng khôn lường.

Những nguyên tắc cần biết về cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà Những nguyên tắc cần biết về cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà

Bệnh quai bị hay xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể được bác sĩ hướng dẫn điều trị, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách chăm sóc trẻ bị quai bị thì nguy cơ bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây ra những biến chứng khôn lường.

Bệnh quai bị có thể xảy ra ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất là ở đối tượng trẻ em trên 2 tuổi. Hiện tại bệnh chưa có thuốc đặc trị mà chỉ được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin.

Bệnh quai bị không quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não - viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Một số ít những trẻ bị viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn, có khả năng dẫn đến vô sinh. Việc chăm sóc trẻ bị quai bị cần lưu ý những điều sau:

Chăm sóc trẻ bị quai bị: Những nguyên tắc cần ghi nhớ

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ: nhiều bà mẹ lo lắng liệu rằng trẻ bị quai bị có được tắm không. Nguyên tắc là trẻ bị bệnh vẫn có thể tắm bằng nước ấm, gội đầu bình thường. Đặc biệt là mẹ cần phải kỹ hơn khi vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước muối loãng. Điều này giúp trẻ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và tránh khô miệng.
  • Trẻ bị quai bị nên uống thuốc gì: Thông thường, trẻ có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng đau đầu, sưng như paracetamol, corticoid, ibuprofen. Tuy nhiên, mẹ nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng các loại thuốc này, theo dõi sát diễn biến và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của thuốc.
  • Quai bị là căn bệnh có khả năng lây nhiễm, vì thế mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ngoài hoặc phải đeo khẩu trang.
  • Đối với bé trai bị viêm tinh hoàn, mẹ phải cho mặc những bộ đồ lót phù hợp, không bó sát và nên chườm lạnh để giảm sưng đau.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, mẹ nên tìm cách hạ thân nhiệt an toàn cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm. Thường xuyên chườm nóng ở vùng góc hàm để bớt đau, sưng
  • Nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng tối và ít ánh sáng.
vicare.vn-nhung-nguyen-tac-can-biet-ve-cach-cham-soc-tre-bi-quai-bi-tai-nha-body-1

Nên kiêng gì khi chăm sóc trẻ bị quai bị?

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì luôn là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ. Nhờ việc kiêng cữ đúng cách mà trẻ sẽ mau hồi phục. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý khi các bà mẹ chăm sóc con mắc bệnh quai bị:

  • Không tự ý mua thuốc về bôi, đắp hoặc cho trẻ uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Kiêng cho trẻ ăn các thực phẩm cay, nóng, chua bởi tuyến nước bọt sẽ bị kích thích khiến cho quai bị dễ sưng to hơn dẫn đến biến chứng có thể xảy ra.
  • Nên tránh các món ăn làm từ gạo nếp và thực phẩm khó tiêu.
  • Để trẻ không bị bội nhiễm vi khuẩn, mẹ cần kiêng không cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn và không khí lạnh.
  • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh hay ngâm mình trong bồn nước quá lâu.
  • Trẻ cần nằm nghỉ ngơi khi bị quai bị, nhất là trường hợp trẻ bị sưng tinh hoàn thì việc chạy nhảy nô đùa sẽ rất dễ gây ra biến chứng. Vì thế mẹ cần giữ cho con không vận động quá mạnh cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Mẹ nên cho trẻ ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Một trong những cách chăm sóc trẻ bị quai bị cần được phụ huynh đặc biệt lưu tâm chính là bổ sung dưỡng chất cho trẻ qua chế độ ăn uống. Nhờ thực đơn dinh dưỡng phù hợp mà trẻ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt hơn và nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

  • Nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp và được nấu mềm bằng cách ninh, hầm hoặc xay nhuyễn. Một số món giàu dinh dưỡng nhưng phù hợp khẩu vị của trẻ là cháo gạo tẻ, canh trứng, bột ngó sen, súp thịt, ... Khi bệnh tiến triển tốt hơn thì mẹ từ từ chuyển sang những món mềm để cơ thể trẻ hồi phục tốt nhất.
  • Tăng cường thực phẩm làm từ các loại đỗ bởi chúng có tác dụng cực tốt. Mẹ có thể ninh nhừ đỗ xanh, đỗ tương, gia giảm cùng một số gia vị và cho bé ăn đều đặn để bệnh tình thuyên giảm.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ rau xanh và hoa quả nhằm bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết, tránh thiếu hụt năng lượng để trẻ phục hồi.
  • Ngoài ra, mẹ nên tìm cách bù nước cho trẻ, không để cơ thể mất nước dẫn đến suy kiệt bằng nước lọc ấm, sữa, nước hoa quả, ...
vicare.vn-nhung-nguyen-tac-can-biet-ve-cach-cham-soc-tre-bi-quai-bi-tai-nha-body-2

Khi nào mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Nhiều mẹ nôn nóng tìm cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất dẫn đến việc điều trị sai cách, trẻ lâu hồi phục. Do vậy, mẹ cần theo dõi bé chặt chẽ, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau hãy đưa bé đến bệnh viện khẩn cấp:

  • Cảm thấy đau dữ dội, khó chịu ở vùng bị sưng
  • Trẻ sốt liên tục không thuyên giảm trong 3 ngày và sưng kéo dài hơn 7 ngày
  • Trẻ chán ăn, không ăn uống được dẫn đến kiệt sức, người lả đi
  • Tình trạng mất nước nặng
  • Trẻ có hiện tượng co giật

Xem thêm:

  • Nguyên nhân xuất hiện bệnh quai bị ở trẻ em
  • Trẻ bị quai bị thì phải làm sao?