Những nguyên nhân ít ai biết gây bệnh suy tụy ngoại tiết (EPI)

Suy tụy ngoại tiết (EPI), tức là tuyến tụy không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Những nguyên nhân ít ai biết gây bệnh suy tụy ngoại tiết (EPI) Những nguyên nhân ít ai biết gây bệnh suy tụy ngoại tiết (EPI)


Những người mắc EPI có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và tiêu chảy, cũng như các biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm giảm cân, thiếu hụt vitamin, loãng xương và bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, người bị EPI về mặt lý thuyết có thể chết vì suy dinh dưỡng.

Một bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh xơ nang (một bệnh di truyền, gây ra do trẻ nhận gen bất thường gây bệnh từ bố mẹ) và EPI. Nếu cô ấy không tuân theo phác đồ điều trị, cô sẽ nhanh chóng mắc các chứng bệnh như đầy hơi, đi ngoài thường xuyên và nặng mùi.
vicare.vn-nhung-nguyen-nhan-it-ai-biet-gay-benh-suy-tuy-ngoai-tiet-epi-body-1

Bệnh suy tụy ngoại tiết khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Chẩn đoán khó khăn

Đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng là những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này, tuy nhiên rất nhiều người bệnh bỏ qua và nghĩ rằng mình đang có vấn đề về tiêu hóa. Tiến sĩ Roshini Raj chuyên về ruột và dạ dày ở New York cho biết: “Nhiều người nói tôi đã bị tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng trong nhiều năm qua và dường như tôi không thể sống với các triệu chứng đó lâu như vậy được.”

Forsmark thành viên Hiệp hội Gastroenterological Mỹ cho biết, một xét nghiệm đơn giản cho EPI chỉ khiến việc chẩn đoán khó khăn hơn. "Một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi là đưa ra chẩn đoán EPI vì không có cách nào dễ dàng để làm điều đó.”

Ví dụ, một trong những cách chẩn đoán EPI là phân tích phân của người bệnh trong 3 ngày. Tiến sĩ A. Jay Freeman, một trợ lý giáo sư nhi khoa tại Đại học y Emory chia sẻ: “Như bạn có thể tưởng tượng, giữ phân trong 3 ngày ở nhà sẽ không tốt cho bất cứ ai”. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng sẽ dựa vào xét nghiệm đo số lượng enzyme tuyến tụy nhất định trong phân.

Thông thường, bệnh nhân được chẩn đoán mắc EPI thường đi kèm với các bệnh khác như xơ nang và viêm tụy mãn tính, bệnh viêm có thể dẫn đến những đột biến di truyền. Ngoài ra, những người đã từng phẫu thuật tuyến tụy có thể mắc EPI, vì các thủ tục điều trị có thể chặn ống tiết ra enzym.

Nguyên nhân khiến chẩn đoán khó khăn một phần phụ thuộc vào việc bệnh nhân có chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ về các vấn đề tiêu hóa hay không, vì một chẩn đoán chính xác cũng dựa vào các triệu chứng và thời gian mắc các triệu chứng, Raj nói. Ví dụ, những người mắc EPI thường đi phân lỏng và có những triệu chứng đặc biệt sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo.
vicare.vn-nhung-nguyen-nhan-it-ai-biet-gay-benh-suy-tuy-ngoai-tiet-epi-body-2

Cuộc sống của những người mắc EPI

Những người mắc bệnh suy tụy ngoại tiết luôn phải mang theo thuốc theo người và uống sau mỗi bữa ăn cũng như gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu.

Theo nghiên cứu, các enzyme bổ sung từ tuyến tụy của lợn là giải pháp điều trị chính cho bệnh nhân EPI. Trước đây xảy ra việc bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc sai, tức là thay vì việc uống thuốc sau khi ăn, bác sĩ đã dặn bệnh nhân uống thuốc trước khi ăn. Trong những năm gần đây, các nhà thuốc đã ngừng sản xuất enzyme và giúp bệnh nhân không phải chi đến 1000 USD mỗi tháng vào tiền thuốc, Forsmark cho biết thêm.

Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất cũng rất quan trọng với bệnh nhân EPI, chuyên gia cho biết. Trong khi, những bệnh nhân như mắc cả bệnh xơ nang và EPI đang cần ăn nhiều calo hơn những người khác khoảng 1,5 lần. Vì bệnh nhân xơ nang đặc biệt đốt cháy nhiều calo hơn, bệnh nhân chỉ mắc EPI thường cũng cần ăn hàm lượng calo cao vì cơ thể của họ có thể không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ ăn tất cả mọi thứ và bất cứ loại thực phẩm nào.

Bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, có hàm lượng calo cao như các loại hạt và phô mai vào chế độ ăn của mình.


Theo US News