Những nguy hiểm rình rập khi cho trẻ nằm võng

Các chấn động rung lắc của võng sẽ có thể gây tổn thương nên bộ não làm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, động kinh, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực, kỹ năng định hướng chậm... Ngoài ra, việc để trẻ sơ sinh nằm võng thường xuyên hoặc quá lâu cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh vận động.

Những nguy hiểm rình rập khi cho trẻ nằm võng Những nguy hiểm rình rập khi cho trẻ nằm võng

Cho trẻ nằm võng là một thói quen của nhiều gia đình người Việt từ xa xưa. Chiếc võng được xem như cứu cánh của nhiều bà mẹ để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nhưng các bác sĩ khoa nhi cũng đưa ra các khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng. Việc nằm võng không đúng cách tiềm ẩn nhiều các mối rủi ro nguy hại tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn non nớt nên những chấn động rung lắc do việc đung đưa võng có thể khiến ức chế thần kinh của trẻ, thần kinh trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi. Nên dù đã ngủ say nhưng trẻ vẫn thường hay bị giật mình, run sợ và đôi khi sẽ khóc thét lên. Điều này làm trẻ chậm biết trườn, bò, đi chạy... và vận động kém linh hoạt.

HoiBenh.vn_nhung-nguy-hiem-rinh-rap-khi-cho-tre-nam-vong-body-1

Để trẻ nằm võng thường xuyên dễ khiến trẻ bị giật nình.

Ảnh hưởng tới cột sống và lồng ngực

Để trẻ nằm võng sẽ tăng nguy cơ cong vẹo cột sống và ảnh hưởng tới các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi. Cột sống của trẻ sơ sinh khá mềm và chưa vôi hóa, phát triển hoàn thiện như cột sống của người trưởng thành. Vì vậy khi đặt trẻ nằm trong võng, lưng trẻ không hoàn toàn được tiếp xúc với mặt phẳng do đó cột sống không được nâng đỡ. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây nên các dị tật cột sống ở trẻ nhỏ. Thêm vào đó, cột sống luôn bị đặt trong tình trạng cong, lưng sẽ bị gù. Điều này sẽ gây áp lực lên lồng ngực khiến trẻ bị khó thở và gây tác động xấu cho hoạt động của các cơ quan tim và phổi của trẻ.

Ảnh hưởng tới sự phát triển cơ bắp

Sự vận động co duỗi thường xuyên cả trong khi trẻ ngủ hay thức sẽ rất tốt cho sự phát triển nở nang của cơ bắp. Việc cơ bắp hoạt động, phát triển tốt sẽ đảm bảo được việc lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể và bộ não. Nhưng khi đặt trẻ nằm trong võng tay, chân, đầu và nhiều bộ phận khác trên cơ thể bé sẽ bị chén ép, giữ chặt khiến bé không thể cử động được. Hiện tượng này sẽ tăng cao nguy cơ tụ máu tại một điểm vì khí huyết không được điều hòa và lưu thông bình thường. Do đó, hậu quả của việc để trẻ nằm võng không đúng cách ảnh hưởng tới sứ phát triển của cơ bắp khiến não bộ kém phát triển và vận động không được nhanh nhẹn, linh hoạt.

HoiBenh.vn_nhung-nguy-hiem-rinh-rap-khi-cho-tre-nam-vong-body-2

Việc trẻ nằm võng không đúng cách ảnh hưởng tới sứ phát triển của cơ bắp ở trẻ.

Tai nạn khi trẻ nằm võng

Việc nằm võng không chỉ có ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ mà còn tiềm ẩn rủi ro tai nạn nguy hiểm. Võng có thể bị đứt hoặc trẻ có thể bị ngã ra khỏi võng bất kì lúc nào khi không có sự trông non của người lớn. Tai nạn ngã khi nằm võng dù là ở độ cao rất thấp nhưng với cơ thể non yếu của trẻ cũng sẽ rình rập nhiều nguy hiểm đặc biệt nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc để bé nằm ngủ trên võng cũng sẽ tập cho bé một thói quen xấu luôn phải ngủ trên võng và không thể tự ngủ được.

Việc để trẻ nằm võng tiềm ẩn nhiều các nguy cơ nguy hiểm tới trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Chính vì vậy dù chiếc võng có thể giúp bé ngủ ngon hơn, nhanh hơn, giúp các mẹ đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc trẻ. Nhưng theo nhiều lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa nhi thì vẫn nên cho trẻ tập nằm ngủ trên mặt phẳng an toàn để trẻ được phát triển toàn diện hơn.