Những người sau đây dễ mắc bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày hay viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh phổ biến, dễ mắc, dễ kéo dài và tái phát. Nguy cơ gặp nhiều biến chứng và ung thư dạ dày cao nếu không được điều trị kịp thời. Trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày từ 10-15%, cứ 100 người thì lại có 10 người mắc bệnh.

Những người sau đây dễ mắc bệnh đau dạ dày Những người sau đây dễ mắc bệnh đau dạ dày

Tại Việt Nam có 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, 70% dân số mắc và có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đặc biệt, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 20 – 25%.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, kể cả trẻ em, người lớn, nam hay nữ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem bạn và gia đình bạn có nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày không nhé.

1. Đau dạ dày và những dấu hiệu nhận biết

Viêm loét dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay viêm dạ dày là tình trạng dạ dày bị sưng viêm hoặc tổn thương gây ra những cơn đau khó chịu kèm nhiều triệu chứng rối loạn về đường tiêu hóa. Bệnh có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương ở dạ dày sẽ có tên gọi khác nhau như viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tá tràng, viêm xung huyết dạ dày...

Nguyên nhân: do mất cân bằng giữa nhóm yếu tố phá hủy niêm mạc (HCl và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy, HCO3, hàng rào niêm mạc dạ dày).

Bệnh có thể chữa trị và không gây nguy hiểm đến tính mạng.Tuy nhiên, trong vài trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

vicare.vn-ban-co-nam-trong-nhom-doi-tuong-de-mac-benh-dau-da-day-body-1

Dấu hiệu mắc bệnh viêm dạ dày

Đau tức vùng thượng vị

Đau tức khó chịu vùng bụng trên hay vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn sớm. Những cơn đau xuất hiện bất thường, ngay sau khi ăn no hoặc khi đói. Mức độ đau ngày càng nhiều và tăng nặng.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi bị đau dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khiến khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém, có thể làm bạn giảm cân đột ngột.

Đầy hơi, chướng bụng, ợ chua

Người bệnh thường có cảm giác đầy hơi khó chịu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua sau khi ăn.

Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, khó nuốt.

Nôn và buồn nôn

Thường xuyên gặp cảm giác buồn nôn sau hoặc trước khi ăn. Hoặc nôn sau khi ăn là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày, đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng hoặc ung thư dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa

Thức ăn khi vào dạ dày sẽ tiếp xúc với một số vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nếu thức ăn thô, cứng sẽ dễ gây chảy máu tại vết loét từ đó bệnh nhân bị ói ra máu hoặc đi ngoài phân lẫn máu.

Khi có dấu hiệu này bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.

vicare.vn-ban-co-nam-trong-nhom-doi-tuong-de-mac-benh-dau-da-day-body-2

2. Ai dễ mắc bệnh đau dạ dày?

Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia

Khoảng 41% nam giới và 33% nữ giới mắc viêm loét dạ dày do hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có đến có hơn 200 loại chất có hại cho sức khỏe đặc biệt là chất nicotine. Chất này gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – là tác nhân gây viêm loét dạ dày. Khi hút thuốc, tuyến nước bọt bị mất cân bằng khiến lượng nước bọt tiết ra ít làm quá trình trung hòa axit trong dạ dày bị giảm, làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.

Các loại đồ uống chứa cồn như bia rượu... gây kích ứng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, rượu bia còn kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Người bị stress, lo âu, trầm cảm, căng thẳng thần kinh

Những người thường xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng thần kinh sẽ kích thích axit HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy sẽ có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày.

Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Do những thuốc này gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin trong cơ thể, làm mất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn.

Người có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, không ăn sáng, ăn uống không đúng giờ, hay ăn khuya, lười vận động và tập luyện thể thao... không những ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

Do việc sinh hoạt không điều độ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị rối loạn, gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Nếu diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày phải tiết nhiều axit để tiêu hóa thức ăn. Lượng axit dư này làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu ngày gây ra viêm loét.

vicare.vn-ban-co-nam-trong-nhom-doi-tuong-de-mac-benh-dau-da-day-body-3

Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn mức bình thường gây tổn thương lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn HP có khả năng lây từ người sang người thông qua việc ăn uống chung, dùng chung vật dụng ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm vi khuẩn HP. Để phòng bệnh, nên thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn uống riêng và điều trị dứt điểm tránh lây cho người thân trong gia đình.

Người có cơ địa đặc biệt khác

Một số người cũng có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao như:

  • Người cao tuổi, mắc chứng tăng canxi máu, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Người có tiền sử viêm loét dạ dày, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được điều trị dứt điểm hoặc gặp các điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Người bị bệnh nha chu, ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, gãy răng, hôi miệng, đau vùng thái dương gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống và gây ra bệnh đau dạ dày ở những người mắc bệnh nha chu.
  • Người có nhóm máu O có khả năng bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác. Do có sự liên quan đến việc kết hợp giữa nhóm máu O với HP và giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên trên một số tế bào máu) với tần suất loét tá tràng.
  • Người bị nổi mề đay mãn tính, dị ứng. Khoảng 54% bệnh nhân bị mề đay mãn tính có triệu chứng đau dạ dày với tỷ lệ nhiễm HP dương tính chiếm gần 60%.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi những ai dễ mắc bệnh đau dạ dày? Nếu như bạn hoặc người thân trong gia đình nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh hãy thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh đau dạ dày nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
  • Cách nhận biết đau dạ dày và cách xử trí tại nhà cực hiệu quả
  • Thực phẩm cấm kị với người bị bệnh đau dạ dày