Những mẹo cần ghi nhớ về hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn vừa được chẩn đoán bị hội chứng ruột kích thích(IBS) nghĩa là bạn có khả năng đối mặt với chứng đau bụng mãn tính hay đau, đầy hơi và rối loạn chức năng ruột. Những triệu chứng này có thể gây nên sự bất tiện cho bạn cả về thể xác và tinh thần. Việc tìm được một kế hoạch quản lý hội chứng IBS có hiệu quả cần một quá trình thử nghiệm và điều chỉnh dần. Hãy tham khảo nh...
Những mẹo cần ghi nhớ về hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn vừa được chẩn đoán bị hội chứng ruột kích thích(IBS) nghĩa là bạn có khả năng đối mặt với chứng đau bụng mãn tính hay đau, đầy hơi và rối loạn chức năng ruột. Những triệu chứng này có thể gây nên sự bất tiện cho bạn cả về thể xác và tinh thần. Việc tìm được một kế hoạch quản lý hội chứng IBS có hiệu quả cần một quá trình thử nghiệm và điều chỉnh dần. Hãy tham khảo những mẹo nhỏ sau đây cùng chúng tôi.
Khi bị IBS, ruột của bạn sẽ rất nhạy cảm với những kích thích. Xác định những gì gây nên chức năng ruột bất thường có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các triệu chứng của bạn. Đây là một vài gợi ý có thể sẽ hữu dụng:
- Ăn vào một giờ cố định.
- Nhai thức ăn chậm và kỹ.
- Tránh các bữa ăn lớn hoặc nhiều chất béo hoặc caffeine quá mức.
- Hoạt động thể chất thường xuyên. Nó có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu và thúc đẩy chức năng của ruột tốt
- Tránh trì hoãn đi vệ sinh khi đau bụng.
- Tránh căng thẳng khi đau bụng, cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi.
Bởi vì đại tràng của bạn sẽ nhạy cảm và dễ phản ứng hơn khi bị hội chứng ruột kích thích, những hiện tượng bình thường như ăn hoặc chướng do ga hay có các vật chất khác trong đại tràng có thể gây ra các triệu chứng. Các chiến lược sau đây có thể giúp tránh các cơn đau:
- Theo dõi 1 quá trình ăn uống, nhận thấy việc ăn uống gây nên sự co bóp của đại tràng. Thông thường, phản ứng này có thể gây ra sự thôi thúc đi cầu tiêu trong vòng 30-60 phút sau bữa ăn. Nếu bạn mắc IBS, điều này có thể đến sớm hơn và gây đau bụng và tiêu chảy.
- Ăn các bữa nhỏ hơn. Độ mạnh của phản ứng thường liên quan đến lượng calo trong một bữa ăn đặc biệt là hàm lượng chất béo. Các bữa ăn lớn có thể gây ra đau bụng và tiêu chảy nếu mắc IBS. Các triệu chứng có thể giảm nếu bạn ăn các bữa nhỏ hay ăn ít hơn. Tuy nhiên, hãy cố duy trì một lịch trình ăn uống thường xuyên đối với 1 trong hai cách.
- Hãy thử thay đổi chế độ ăn uống. Đối với một số người, một chế độ ít chất béo, nhiều chất xơ có thể hiệu quả. Một số khác cảm thấy tốt hơn với chế độ ăn giàu protein, ít hữu cơ. Chất béo rất kích thích co thắt đại tràng sau bữa ăn. Caffeine gây ra phân lỏng ở nhiều người và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người có IBS. chế độ ăn uống của bạn cần phải được dành cho riêng bạn.
- Hãy nghĩ đến chất xơ. Chất xơ có thể làm giảm táo bón trong nhiều trường hợp nhưng không làm giảm cơn đau. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc, đậu, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ. (Thực phẩm ăn liền bổ sung chất xơ cũng có thể cung cấp chất xơ có giá trị, nhưng vấn chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp của bạn trước khi sử dụng chúng.)
- Kiểm tra việc dùng thuốc của bạn. Một số loại thuốc (kể cả thuốc kháng sinh) có thể gây ra cơn IBS ở một số người. Hãy nhớ nói cho tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về tình trạng của bạn và thảo luận về các lựa chọn thuốc có thể tránh gây ra các triệu chứng IBS.
- Thực hành giảm căng thẳng. Căng thẳng về thể chất, tình cảm và môi trường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt các triệu chứng. Chiến lược giảm stress và thư giãn có thể giúp làm giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng IBS. Nhận thức hay liệu pháp hành vi, tư vấn kiểm soát stress, thôi miên và thư giãn có thể làm giảm triệu chứng của IBS.
Những phương pháp điều trị này cũng làm giảm lo lắng và triệu chứng tâm lý khác. Bạn có thể muốn lưu giữ hồ sơ của những sự kiện và các hoạt động kích hoạt các triệu chứng của bạn. Trong trường hợp các triệu chứng IBS được liên kết đến lạm dụng thời thơ ấu hoặc chấn thương, phát hiện các kết nối giúp nhiều bệnh nhân được kiểm soát tốt hơn về căn bệnh này.
Nguồn: www.healthywomen.org