Những mẹo cai sữa dân gian cực hữu ích dành cho các mẹ bỉm sữa
Cai sữa cho bé là một công việc khá khó khăn đối với nhiều bà mẹ, bởi việc cho con bú sữa trong một thời gian dài sẽ khiến cho trẻ quá quen thuộc với việc bú sữa, do đó rất khó để từ bỏ thói quen này. Để giúp cho việc cai sữa cho bé được đơn giản và thuận lợi nhất, sau đây HoiBenh sẽ hướng dẫn cho các mẹ một số mẹo cai sữa dân gian vô cùng hiệu quả để các mẹ áp dụng cai sữa cho bé yêu của mình.
Những mẹo cai sữa dân gian cực hữu ích dành cho các mẹ bỉm sữa
Cai sữa cho bé là một công việc khá khó khăn đối với nhiều bà mẹ, bởi việc cho con bú sữa trong một thời gian dài sẽ khiến cho trẻ quá quen thuộc với việc bú sữa, do đó rất khó để từ bỏ thói quen này. Để giúp cho việc cai sữa cho bé được đơn giản và thuận lợi nhất, sau đây HoiBenh sẽ hướng dẫn cho các mẹ một số mẹo cai sữa dân gian vô cùng hiệu quả để các mẹ áp dụng cai sữa cho bé yêu của mình.
Thời điểm nào thích hợp để cai sữa?
Không có một thời điểm nào là tuyệt vời nhất để cai sữa cho con mà tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ cũng như thể trạng sức khỏe của bé. Không nên cai sữa khi bé đang bị ốm mà hãy chờ tới thời điểm bé khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc cai sữa mẹ nhất.
Theo kết quả từ các nghiên cứu y khoa, nên cho con bú sớm sau khi bé chào đời và hoàn toàn chỉ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên đến khi 24 tháng tuổi. Khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ bắt đầu cho bé chuyển sang chế độ ăn dặm nên có thể giảm thời gian cho bé bú sữa từ lúc này. Không nên ngay lập tức cắt bỏ thói quen uống sữa của bé mà cần cho bé thời gian để làm quen với điều đó.>>> Xem thêm: Mẹ đã biết khi nào nên cai sữa cho bé hay chưa?
Những bước chuẩn bị cho quá trình cai sữa của bé
HoiBenh khuyên rằng mẹ không nên ngay lập tức cắt bỏ thói quen uống sữa của bé mà cần cho bé thời gian để làm quen với điều đó. Những việc mẹ cần làm để chuẩn bị cho quá trình cai sữa của bé đó là:
Giảm lượng sữa bú của bé
Giảm thời lượng bú sữa cho bé và bắt đầu quan sát phản ứng của bé. Mẹ có thể chuẩn bị một bình sữa ngoài để hút sữa từ ngực mình ra, hoặc cũng có thể pha sữa ngoài cho bé uống (khi bé đã hơn 6 tháng tuổi). Bắt đầu giảm lượng sữa uống hàng ngày của bé và thay thế bằng những bữa ăn dặm ngoài. Lặp lại điều này hàng ngày liên tục trong 1-2 tuần đầu để theo dõi phản ứng của bé và để bé thích nghi với những sự thay đổi. Điều này cũng có lợi cho mẹ khi tuyến sữa của mẹ cũng bắt đầu điều chỉnh và giảm dần khi không còn nhu cầu tiết sữa, giúp cho cơ ngực của mẹ không bị căng cứng và đau tức.
Giảm thời gian cho bú trong mỗi bữa ăn
Cùng với việc giảm lượng sữa cho bé bú hàng ngày, bạn cũng bắt đầu giảm dần thời
gian cho bé bú sữa mỗi bữa, đây là một cách cai sữa cho trẻ khá hay. Thay vì cho bé
bú sữa với thời gian và lượng sữa như trước đây, bạn có thể thay thế bằng những món
ăn dặm ở ngoài để bé không bị đói. Việc bổ sung nhiều thực phẩm ngoài
vào chế độ ăn uống của bé giúp cho bé làm quen dần với những món ăn mới và
không bị phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ như trước kia.
Trì hoãn và làm cho trẻ quên đi việc uống sữa
Cách này đương nhiên chỉ có thể áp dụng khi bé đã lớn (khoảng hơn 1 năm tuổi) bởi nếu bé vẫn còn nhỏ thì mẹ vẫn phải cho bé uống sữa đều đặn. Vào lúc này, mẹ có thể giả vờ lảng tránh khi bé đòi bú sữa, hướng sự quan tâm của bé sang những điều khác để làm bé quên việc đòi sữa. Ví dụ, nếu bé đòi sữa ban đêm (ban đêm là khi bé hay đòi sữa mẹ nhất và khiến cho việc cai sữa trở nên khó khăn nhất), mẹ có thể dỗ bé là bây giờ ngủ ngoan thì sáng mai mẹ sẽ cho bú sữa. Một thời gian sau bé sẽ không còn hay đòi sữa mẹ như trước nữa.Một số mẹo cai sữa dân gian vô cùng hiệu quả
Khi bắt đầu muốn trẻ ngừng hẳn việc bú sữa, các mẹ có thể áp dụng những cách cai sữa dân gian sau để bắt đầu cai sữa cho bé.
Cách ly bé với mẹ, đặc biệt là vào buổi đêm
Nếu ban đêm bé khóc và đòi ti mẹ, hãy để cho chồng bạn dỗ bé. Lâu dần bé sẽ quen và không đòi sữa mẹ nữa.
Bôi dầu gió, mướp đắng hoặc thuốc cloxit lên đầu ti
Bé ngửi thấy mùi hăng và thấy vị cay rồi sau đó sẽ không đòi sữa mẹ nữa. Bạn cũng không phải lo rằng làm thế này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, bởi lượng kháng sinh tiếp xúc với miệng bé là vô cùng thấp, thậm chí bé chỉ nhấm một chút và thấy cay là bé sẽ không bao giờ làm lại lần hai nữa.
Tô son, buộc chỉ hoặc buộc tóc vào đầu ti
Bé sẽ cảm thấy sợ và không muốn bú nữa. Ngoài ra, việc tô son vào đầu ti còn giúp mẹ đánh lừa bé rằng: “Ti mẹ đang bị chảy máu, mẹ đau lắm”, những lúc như thế bé sẽ thương mẹ và quay đầu đi.
Uống nước lá lốt hoặc lá dâu giã nhỏ: Hai loại nước này khiến cho mẹ bị mất sữa. Bé bú sữa thấy không còn gì sẽ chán và bỏ ti.
Đập một củ tỏi hòa vào nước rồi đi đâu cũng mang theo
Bất kì khi nào bé đòi ti thì mẹ bôi vào trong áo, bé ngửi mùi thấy sợ nên từ sau sẽ không đòi bú sữa mẹ nữa.
Cùng với việc sử dụng các phương pháp trên, mẹ có thể kết hợp cho bé uống sữa cùng với ăn dặm để bé làm quen với những món ăn mới. Nhiều bé tỏ vẻ thích thú với những món ăn mới và dần dần sẽ không còn thích bú sữa mẹ nữa. Đây cũng là một cách giúp cho việc cai sữa mẹ của bé trở nên đơn giản và hiệu quả.