Những lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé

Tiêm vắc xin cho bé là một việc làm bắt buộc và cần thiết để bảo vệ bé tránh khỏi các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, với mỗi bệnh sẽ có những loại vắc xin khác nhau và thời gian cũng như số lần tiêm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các cha mẹ những thông tin cần thiết về tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé để phòng tránh nguy cơ bé mắc bệnh thủy đậu khi lớn lên.

Những lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé Những lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho bé là một việc làm bắt buộc và cần thiết để bảo vệ bé tránh khỏi các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, với mỗi bệnh sẽ có những loại vắc xin khác nhau và thời gian cũng như số lần tiêm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các cha mẹ những thông tin cần thiết về tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé để phòng tránh nguy cơ bé mắc bệnh thủy đậu khi lớn lên.

1. Tầm quan trọng của tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé

Thủy đậu là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, bệnh không nguy hiểm nhưng dễ có nguy cơ lây nhiễm biến chứng thành nhiều loại bệnh khác. Hiện nay, phòng bệnh bằng vắc xin được xem là một biện pháp hữu hiệu nhất để giúp cho bé tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé là một việc làm hết sức cần thiết.

Mỗi năm vào khoảng tháng 2, thủy đậu lại trở thành mối lo ngại của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ em từ 1 – 13 tuổi bởi đây là giai đoạn dễ xảy ra bệnh thủy đậu nhất. Theo thống kê, có đến 90% số trẻ em mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn 1 – 10 tuổi. Bệnh thủy đậu có những dấu hiệu như xuất hiện các nốt ban sần, mụn nước gây khó chịu và ngứa ngáy toàn thân. Một số trẻ bị thủy đậu có thể kèm theo sốt.

vicare.vn-nhung-luu-y-ve-viec-tiem-vac-xin-phong-thuy-dau-cho-be-body-1

2. Tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé như thế nào.

Ngoài việc cách ly trẻ, vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi bị bệnh, tiêm vắc xin chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ không chỉ cho bé mà còn cả người lớn tránh khỏi bệnh thủy đậu vì thủy đậu là bệnh có nguy cơ lây lan rất cao.

Thông thường, vắc xin có thể áp dụng cho trẻ em từ 12 tháng trở lên, đối với cả thanh thiếu niên và những người lớn chưa nhiễm bệnh. Nếu như đã bị thủy đậu một lần rồi thì không cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh nữa.

Khi tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé, cần phải lưu ý là tiêm đủ 2 liều vắc xin. Một số người nghĩ rằng chỉ cần tiêm 1 mũi là đủ, tuy nhiên điều đó chỉ áp dụng với trẻ em dưới 13 tuổi, nhưng tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn cho bé tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau trong vòng 3 tháng. Còn đối với những trẻ từ 13 tuổi trở lên thì bắt buộc tiêm 2 mũi và mỗi mũi cách nhau 1 tháng.

3. Tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé ở đâu?

Rất nhiều nơi có dịch vụ tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé cũng như những loại vắc xin phòng bệnh khác. Cha mẹ có thể chọn đưa bé đến những bệnh viện khoa nhi hoặc các cơ sở y tế tư nhân được trang bị cơ sở máy móc hiện đại để tiến hành tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho bé.

vicare.vn-nhung-luu-y-ve-viec-tiem-vac-xin-phong-thuy-dau-cho-be-body-2

4. Những trường hợp không tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Dưới đây là những trường hợp không nên tiêm vắc xin cho trẻ vì có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho bé:

- Trẻ bị dị ứng với vắc xin hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin. Cha mẹ cần phải theo dõi bé để biết được những biểu hiện nếu bé có bị dị ứng với vắc xin trước đây

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc có những bất thường về máu, bị bệnh ung thư, nhiễm HIV, đang điều trị hóa trị liệu, trẻ bệnh lao phổi, tràn dịch màng phổi...

- Trẻ đang mắc bệnh nặng, sốt cao, nhiễm khuẩn cấp tính

- Trẻ đang bị viêm da có mủ, hoặc mắc bệnh chàm ngoài da.

- Trẻ vừa mới khỏi bệnh nặng và đang trong thời kỳ hồi sức.

- Trẻ đã có bệnh thuỷ đậu (hoặc zona – trẻ nhỏ hiếm gặp) thì không cần phải tiêm vắc xin phòng thủy đậu.