Những “lưu ý vàng” về sức khỏe cho chị em theo từng độ tuổi

Ở mỗi một độ tuổi, sức khỏe của chị em lại có những thay đổi nhất định.

Những “lưu ý vàng” về sức khỏe cho chị em theo từng độ tuổi Những “lưu ý vàng” về sức khỏe cho chị em theo từng độ tuổi

Đặc biệt, khi càng lớn tuổi, chị em càng cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Chính vì vậy mà việc lưu ý về những thay đổi theo từng mốc tuổi là vô cùng quan trọng. Hãy cùng HoiBenh khám phá xem bạn cần lưu ý gì ở độ tuổi 30, 40, 50, 60 nhé!

30 tuổi

Ở độ tuổi sinh sản này, cơ thể bạn cần tăng thêm nhiều năng lượng, protein, canxi, sắt và folic, đặc biệt trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thực phẩm lành mạnh, tránh thực phẩm biển trong quá trình mang thai và cho con bú vì nó có khả năng chứa lượng thủy ngân cao.

Bạn hãy chú ý ăn thức ăn giàu protein như sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu, giá, đậu tương, đậu phụ, thịt gà, ăn những chất béo thân thiện như hạnh nhân, quả óc chó, hạt bí ngô, hạt lanh, dầu hạt cải và dầu ô liu. Ngoài ra bạn cũng nên ăn thật nhiều trái cây và rau lá xanh mỗi ngày.

Bạn nên tránh các thức ăn chiên, đồ uống có ga và các loại thực phẩm đóng gói bởi chúng chứa những chất có hại cho cơ thể của bạn. Hãy cân nhắc lượng đường và muối khi nêm vào đồ ăn hàng ngày, tốt nhất là bạn nên ăn nhạt. Dù giai đoạn này bạn đang nuôi con nhưng đừng bao giờ cố gắng ăn cho hai người, việc tăng cân liên tục sẽ khiến bạn mắc nhiều bệnh hơn. Dù mang thai hay cho con bú bạn vẫn cần vận động cơ thể nhẹ nhàng thường xuyên bằng yoga, việc nhà, leo cầu thang, đi bộ...

Nhóm tuổi này bạn cần cẩn thận với các bệnh như tiểu đường, tuyến giáp và bệnh tim... Vì vậy, hãy chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều chất xơ như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và mầm lúa mạch. Bạn hãy chú ý tới nhóm chất xơ hòa tan như táo, dâu tây, yến mạch, hạt lanh, lúa mạch, đậu trong chế độ ăn uống của mình, chúng sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt.

40 tuổi

Bây giờ là khoảng thời gian để lắng nghe cơ thể của bản thân hơn bao giờ hết. Bạn cần thường xuyên theo dõi trọng lượng của cơ thể và bắt đầu một chương trình y tế chăm sóc bản thân toàn diện với chế độ ăn uống cân bằng và các buổi tập thể dục đều đặn.

Bạn cần có thói quen ăn ít nhất 3, 4 loại rau xanh, trái cây một ngày, uống nhiều nước, ăn nhiều chất béo có lợi từ thực vật.

50 tuổi

Bạn đang tiến tới mốc giai đoạn tiền mãn kinh, lượng estrogen bắt đầu suy giảm và làm cho bạn dễ bị bệnh tim. Sau tuổi 50 bạn có nguy cơ bị bệnh tim rất cao. Bạn cần giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách cắt giảm lượng gạo, tinh bột. Uống nhiều nước và cắt giảm lượng muối và đường, điều này sẽ ngăn chặn quá trình giữ nước gây ra do thời kỳ mãn kinh đem lại.

Hạn chế rượu và chất béo là lời khuyên rất có giá trị cho bạn vào tuổi này. Bạn cần tránh các loại thực phẩm tinh chế, đồ uống có ga và các loại thực phẩm đóng gói. Bạn hãy tăng cường tẩm bổ canxi qua các thực phẩm lành mạnh, tăng lượng chất xơ như: lúa mạch, táo, cà rốt và hạt lanh. Ăn chất béo thân thiện với tim (chứa omega-3) như đậu nành, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt lanh, quả óc chó, cá hồi, cá mòi, cá thu và cá ngừ... cũng là việc bạn nên làm.

Bạn nên tham gia càng nhiều càng tốt những buổi tập thể dục ngoài trời. Hãy đặt cho mình một lịch khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe khi có bất cứ một dấu hiệu gì bất thường.

60 tuổi

Đây là độ tuổi mà bạn cần nghĩ tới nghỉ ngơi, tránh xa công việc, cho mình được thư giãn. Bạn hãy chia nhỏ bữa ăn và thưởng thức các thực phẩm giàu vitamin C và E thường xuyên, chúng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên ăn nhiều súp, trái cây và rau xanh mỗi ngày, cắt giảm khẩu phần chứa thịt đỏ và thực phẩm chất béo cao, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, ngoài ra nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B12, chúng được tìm thấy trong sữa.

Mong rằng bạn sẽ luôn để ý đến cơ thể và yêu thương bản thân mỗi ngày!

>>> Xem thêm: Những chế độ ăn uống tốt nhất năm 2016

(Theo Sức khỏe đời sống)