Những lưu ý quan trọng khi cho bé dùng các thực phẩm hỗ trợ ăn dặm
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, nhiều bà mẹ đã lựa chọn mua cho bé các thực phẩm hỗ trợ ăn dặm được bày bán trên thị trường. Các loại bánh ăn dặm này có thể được coi như là một loại thức ăn nhanh, dễ ăn, giúp cho trẻ tập ăn trong những ngày đầu ăn dặm. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể dùng để bổ trợ thêm chứ không thể thay thế hoàn toàn được thực phẩm do mẹ chế biến.
Những lưu ý quan trọng khi cho bé dùng các thực phẩm hỗ trợ ăn dặm
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, nhiều bà mẹ đã lựa chọn mua cho bé các thực phẩm hỗ trợ ăn dặm được bày bán trên thị trường. Các loại bánh ăn dặm này có thể được coi như là một loại thức ăn nhanh, dễ ăn, giúp cho trẻ tập ăn trong những ngày đầu ăn dặm. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể dùng để bổ trợ thêm chứ không thể thay thế hoàn toàn được thực phẩm do mẹ chế biến.
Cân nhắc khi lựa chọn các loại thực phẩm hỗ trợ ăn dặm trên thị trường
Hiện nay, trên địa bàn thành phố và rất nhiều tỉnh thành khác có bày bán rất nhiều loại bánh ăn dặm trong các cửa hàng tạp hóa, sạp bánh, cửa hàng sữa... với lời chào mời vô cùng hấp dẫn. Các loại bánh ăn dặm được giới thiệu là dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, nhập khẩu từ Mỹ, Nhật... Bánh có rất nhiều hình dạng bắt mắt: dạng tròn, dạng khúc, hình sao v.v...được bán với rất nhiều mức giá khác nhau. Thành phần trong các loại bánh này thường bao gồm các chất tinh bột: vitamin A, C, E, kẽm, sắt, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác, với tác dụng giúp bé phát triển một cách toàn diện.
Ngoài ra, các loại bánh ăn dặm này cũng được sản xuất với nhiều loại hương vị khác nhau như đào, chuối, khoai tây, phô mai, cà chua, dâu, lựu... để kích thích khứu giác của trẻ. Những loại bánh ăn dặm này được giới thiệu là không hề thua kém bột ăn dặm hoặc thức ăn tự chế biến, thậm chí còn giúp cho răng của trẻ phát triển vững chắc hơn.Cần lưu ý khi chọn thực phẩm hỗ trợ ăn dặm phù hợp với trẻ
HoiBenh khuyên mọi người rằng chớ vội tin vào những lời mời chào của những người bán hàng khi cho rằng thành phần dinh dưỡng của bánh ăn dặm cũng tương đương với bột ăn dặm và thức ăn tự chế biến. Những thành phần đó cũng chưa hề có bằng chứng nghiên cứu cho thấy những lợi ích rõ ràng đối với sự phát triển của trẻ.
Trong mỗi khẩu phần ăn dặm, năng lượng cung cấp từ chất đạm phải >12% tổng năng lượng, chất béo >25%, bột đường từ 50-60% kèm các chất bổ sung khác như canxi, sắt, kẽm... Do vậy khi mua bánh, bạn cần phải đọc kỹ những thông tin và thành phần ghi trên nhãn đồng thời hỏi tư vấn thêm của các bác sĩ chuyên khoa.
Đối với ý kiến cho rằng bánh ăn dặm giúp răng phát triển, thực chất điều này là không đúng. Trẻ khoái gặm bánh chỉ giúp cho nướu răng đỡ ngứa chứ không giúp cho răng phát triển như nhiều bà mẹ lầm tưởng.
Một số loại bánh ăn dặm có chứa nhiều thành phần là các chất bột đường và rau củ quả. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng các chất rau củ quả có trong bánh ăn dặm đã được sấy khô nên mức độ dinh dưỡng sẽ không còn nhiều như đối với các thực phẩm tươi. Hơn nữa, các loại thực phẩm sấy khô, chứa quá nhiều chất đạm còn có thể khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn, trớ hoặc tiêu chảy bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh. Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh hơn thì mới có thể cho bé ăn các loại bánh ăn dặm chứa các chất bột, đạm, nhóm rau củ quả...Đối với một số bé khó ăn, không chịu ăn các loại bột ăn dặm tự chế biến, thì lúc này mẹ nên chuẩn bị một số thực phẩm hỗ trợ ăn dặm cho bé để giúp cho việc ăn uống. Mẹ có thể cho trẻ ăn bằng cách ngâm bánh vào trong nước ấm, quấy đều đến khi bánh tan và sệt dần. Nếu trẻ không thích ăn thì cũng không nên ép mà cho trẻ uống sữa, vài ngày sau mới cho trẻ tập ăn lại. Tuy nhiên, các loại thực phẩm hỗ trợ ăn dặm như bánh ăn dặm này chỉ có thể hỗ trợ tạm thời và không nên quá lạm dụng, thay thế cho các món ăn khác của trẻ. Để cho trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất, các mẹ vẫn nên cho bé ăn các loại thực phẩm tự chế biến theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.