Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta

Được xem là một trong những thành tựu của nền y học thế giới ở thế kỷ 20, thuốc chẹn beta được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, chúng có thể ẩn chứa một vài tác dụng phụ và tương tác ngoài mong muốn gây hại cho sức khỏe, vì vậy khi bệnh nhân sử dụng cần phải cân nhắc để lựa chọn thuốc phù hợp.

Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta

Được xem là một trong những thành tựu của nền y học thế giới ở thế kỷ 20, thuốc chẹn beta được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, chúng có thể ẩn chứa một vài tác dụng phụ và tương tác ngoài mong muốn gây hại cho sức khỏe, vì vậy khi bệnh nhân sử dụng cần phải cân nhắc để lựa chọn thuốc phù hợp.

Thuốc chẹn beta và cơ chế hoạt động

Nhóm thuốc chẹn beta (tên tiếng Anh: beta blocker) là những thuốc có công dụng giãn mạch, được chứng minh trong điều trị bệnh liên quan đến tim mạch, giảm bệnh tật và tỷ lệ tỷ vong cho người bệnh. Thuốc phát huy khả năng hấp thụ tốt qua đường uống.

Vai trò của thuốc ức chế giao cảm được ứng dụng rộng rãi đối với các bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng nhãn áp, đau nửa đầu, cường giáp, chứng lo lắng, ...

Thuốc chẹn beta có cơ chế hoạt động bằng cách ức chế tác động của các chất dẫn truyền thần kinh noradrenaline và adrenaline, thông qua đó ngăn chặn các chất này gắn vào các thụ thể 1 (có ở tim, thận, mắt) và thụ thể 2 ( có ở đường tiêu hóa, phổi, mạch máu, cơ xương, tử cung, ...) của các tế bào thần kinh giao cảm, từ đó giúp làm giảm nhịp tim, giãn mạch máu, ...

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-su-dung-nhom-thuoc-chen-beta-body-1
Một trong những loại thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị bệnh

Phân loại nhóm thuốc chẹn beta

Tính đến thời điểm hiện tại, thuốc chẹn beta có ba thế hệ đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, bao gồm:

  • Thế hệ 1: có những loại thuốc như Propranolol, Nadolol, Sotalol, Timolol. Nhóm thuốc này có đặc điểm không tác động chọn lọc và không giãn mạch.
  • Thế hệ 2: đã có chọn lọc tác động trên thụ thể beta 1. Các loại thuốc là Bisoprolol, Atenolol, Metoprolol.
  • Thế hệ 3: thuốc đã có đặc tính giãn mạch và có thể không chọn lọc hoặc chọn lọc trên thụ thể beta 1. Nhóm thuốc thuộc thế hệ 3 gồm Carvedilol, Bucindolol và Nebivolol.

Càng về sau, thuốc chẹn beta đã có sự ức chế chọn lọc trên một loại thụ thể nhất định nên công hiệu của thuốc đã tập trung hơn và giảm bớt các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, Nebivolol được xem là thuốc chẹn beta thế hệ mới với những ưu điểm:

  • Giãn mạch qua Nitric Oxide (tại lớp nội mạc mạch máu), giúp giảm huyết áp, phì đại thất trái, xơ cứng mạch máu.
  • Khả năng chọn lọc thụ thể beta 1 rất cao
  • Không làm giảm đi khả năng cương dương ở nam giới
vicare.vn-nhung-luu-y-khi-su-dung-nhom-thuoc-chen-beta-body-2
Sử dụng thuốc chẹn beta đúng hướng dẫn để hạn chế tác dụng phụ là điều quan trọng

Thuốc chẹn beta có tác dụng phụ không?

Bên cạnh việc cứu chữa người bệnh thoát khỏi nguy kịch, cải thiện tình trạng sức khỏe, những rủi ro và tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn beta giao cảm luôn là vấn đề được thận trọng, cân nhắc mỗi khi sử dụng. Nếu bệnh nhân chọn loại thuốc phù hợp, liều lượng thấp thì các tác dụng phụ không đáng kể. Tuy nhiên, khi dùng thuốc trong thời gian dài bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản dùng thuốc sẽ kéo theo các triệu chứng bệnh nặng hơn, làm co thắt đường thở nghiêm trọng
  • Người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị hạ đường huyết và khó phát hiện các biểu hiện khác lạ như tim đập nhanh, ...
  • Cảm thấy mệt mỏi, phiền muộn, rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu, ù tai, chóng mặt
  • Lạnh chân tay
  • Rối loạn tiêu hóa gây táo bón
  • Chức năng tình dục bị ảnh hưởng
  • Có khả năng khiến thai nhi bị chậm nhịp tim, hạ đường huyết và hạ huyết áp. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý vấn đề này
  • Nguy cơ làm gia tăng trầm cảm do thuốc ngăn cản sự hoạt động của beta adrenergic, ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine
  • Khi dùng thuốc quá liều sẽ dẫn tới ngộ độc thuốc chẹn beta như chóng mặt, ngất do tim đập chậm, huyết áp giảm, suy tim có thể nặng lên. Tùy thuộc vào loại thuốc mà tình trạng nhiễm độc cấp sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
vicare.vn-nhung-luu-y-khi-su-dung-nhom-thuoc-chen-beta-body-3
Bệnh nhân hen suyễn không được dùng thuốc chẹn beta

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta

  • Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối về chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ bởi đây là những thuốc kê đơn. Không tự ý điều chỉnh liều lượng, loại thuốc kể cả thuốc cùng phân nhóm.
  • Không được tùy tiện tăng liều thuốc chẹn beta bởi điều này cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và tăng tác dụng phụ.
  • Khi đang dùng thuốc thời gian dài, nếu muốn ngừng thuốc phải giảm từ từ (ít nhất 2 tuần) để cơ thể dần thích nghi, không được cắt đột ngột. Nếu không sẽ khiến chứng đau thắt ngực tăng cao, gây nhồi máu cơ tim, loạn nhịp thất.
  • Quá trình dùng thuốc phải có sự theo dõi chặt chẽ các biểu hiện và phản ứng của cơ thể. Nếu thấy có dấu hiệu suy tim phải báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Khi sử dụng thuốc chẹn beta nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn còn, không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn cần quay lại bệnh viện để được chẩn đoán lại. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện, ... để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh tật.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi phối hợp thuốc chẹn beta cùng với các thuốc đau thắt ngực, hạ huyết áp, chống trầm cảm, ... nhằm hạn chế tương tác thuốc không tốt.
  • Không sử dụng nhóm thuốc này cho những người mắc bệnh nhịp tim chậm.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không được chỉ định dùng thuốc bởi những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Vận động viên trong quá trình thi đấu và tập luyện cần lưu ý không sử dụng bởi đây là nhóm thuốc nằm trong danh mục các chất doping bị cấm.
  • Trường hợp bị nhiễm độc cấp (như thuốc chẹn beta propranolol, sotalol), bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện. Phải đảm bảo thông khí tốt và duy trì hô hấp. Có thể tiêm atropin hoặc dùng glucagon để giải độc khi quá liều.
  • Đối với bệnh nhân bị hen, giải pháp tốt nhất là nên chuyển từ thuốc chẹn beta sang thuốc chẹn canxi.

Xem thêm:

  • Một số bài thuốc đặc trị chữa hen suyễn hiệu quả
  • Rủi ro phình động mạch chủ bụng sẽ giảm nếu bạn bỏ hút thuốc