Những lưu ý khi chăm sóc trẻ ngày Tết để bé khỏe, gia đình vui vẻ

Tết là một trong những thời điểm đáng mong chờ nhất của một năm. Tết có rất nhiều niềm vui nhưng cũng có không ít nỗi lo. Và một trong những nỗi lo mà các chị em phụ nữ gặp phải là chăm sóc trẻ ngày Tết như thế nào thì tốt. Bài viết sẽ cung cấp cho chị em những vấn đề của trẻ và mẹo chăm sóc trẻ ngày Tết hiệu quả.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ ngày Tết để bé khỏe, gia đình vui vẻ Những lưu ý khi chăm sóc trẻ ngày Tết để bé khỏe, gia đình vui vẻ

Tết là một trong những thời điểm đáng mong chờ nhất của một năm. Tết có rất nhiều niềm vui nhưng cũng có không ít nỗi lo. Và một trong những nỗi lo mà các chị em phụ nữ gặp phải là chăm sóc trẻ ngày Tết như thế nào thì tốt. Bài viết sẽ cung cấp cho chị em những vấn đề của trẻ và mẹo chăm sóc trẻ ngày Tết hiệu quả.

Chăm sóc trẻ ngày Tết khi trẻ mắc bệnh lý đường tiêu hóa

Bệnh lý đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ vào ngày Tết. Nguyên nhân là do trẻ bị nhiễm mầm bệnh do ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm không hợp vệ sinh, thực phẩm lạ...

Bệnh lý đường tiêu hóa có thể là rối loạn tiêu hóa nhẹ gây đầy bụng, khó tiêu. Nặng hơn có thể là ngộ độc thực phẩm với đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy cấp, sốt, dẫn đến mất nước, mệt mỏi, lừ đừ, ảnh hưởng tri giác, thậm chí đe dọa tính mạng.

  • Nếu trẻ bị bệnh đường tiêu hóa trong những ngày Tết, bạn nên cho trẻ uống thật nhiều nước/dung dịch oresol.
  • Nếu trẻ sốt thì bạn nên lau mát cho trẻ và nếu trẻ bị sốt cao thì bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với lau mát.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện, thậm chí nặng thêm, thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Cách phòng tránh bệnh tiêu hóa ngày Tết cho trẻ:

  • Duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không sử dụng những thực phẩm đã được chế biến lâu, sử dụng phẩm màu hoặc chất tẩy trắng, cũng như những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thận trọng khi sử dụng những thực phẩm lạ đối với trẻ.
  • Ăn uống điều độ, khoa học, không ăn quá nhiều và lạm dụng đồ ngọt, nước uống có gas.
vicare.vn-nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre-ngay-tet-de-be-khoe-gia-dinh-vui-ve-body-1

Chăm sóc trẻ ngày Tết khi trẻ mắc bệnh lý đường hô hấp

Tết là giai đoạn thời tiết có sự chuyển biến, ban ngày nắng nóng, trong khi sáng sớm và buổi tối thì trời lạnh đã khiến đường hô hấp của trẻ dễ bị mầm bệnh tấn công. Trong những ngày Tết, trẻ có thể mắc các bệnh lý đường hô hấp như sau:

  • Viêm đường hô hấp trên cấp tính, bao gồm viêm mũi, viêm amidan, viêm VA, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản...
  • Viêm đường hô hấp dưới cấp tính, bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi...
  • Bệnh cảm cúm là một bệnh lý hay gặp vào những ngày Tết, đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, bệnh hen phế quản cũng rất thường gặp vào thời điểm giao mùa như Tết, trẻ có tiền sử dị ứng và hen phế quản sẽ rất dễ lên cơn hen phế quản cấp tính khi thời tiết trở lạnh đột ngột, môi trường có khói thuốc lá, khói nhang...

Để ngăn ngừa bệnh lý đường hô hấp cũng như chăm sóc trẻ ngày Tết tốt hơn, bạn cần chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt dạng viên nén, viên sủi hoặc dạng viên nhét hậu môn, các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược, nước muối sinh lý nhỏ mũi, nhỏ mắt, các loại thuốc sát trùng ngoài da... Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc phù hợp và an toàn đối với trẻ.

Trong quá trình chăm sóc trẻ ngày Tết, bạn cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh mũi, họng, nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ. Đồng thời, cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh. Khi trẻ vui chơi ra nhiều mồ hôi dễ bị nhiễm lạnh, nên bạn cần lau sạch mồ hôi, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ sau khi trẻ vui chơi. Bạn không nên để cho cơ thể trẻ quá lạnh cũng như quá nóng.

Chăm sóc trẻ ngày Tết khi trẻ bị hóc dị vật

Trẻ nhỏ thường hay cho mọi thứ mà chúng cầm trên tay vào miệng. Một số trẻ lớn hơn có thể nhét mọi thứ vào lỗ tai hay lỗ mũi. Đặc biệt trong những ngày Tết có rất nhiều loại hạt như hạt đậu phộng, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí, kẹo mứt có màu sắc hấp dẫn, do đó bạn nên chú ý để chúng tránh xa tầm tay trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ ngày Tết.

  • Bạn cần nghĩ đến trẻ bị hóc dị vật đường thở khi trẻ đang ăn hay đang chơi thì đột nhiên trẻ bị ho sặc sụa, tím tái, khó thở, trợn mắt, gắng sức để ho và khạc, mục đích là để cố gắng tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự khỏi nhưng có những trường hợp trẻ ngưng thở và tử vong ngay sau đó.
  • Khi gặp tình huống này, bạn cần giữ bình tĩnh. Bạn không được cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn và dễ gây nôn ói làm trẻ hít sặc, dẫn đến tình trạng ngày càng nặng nề hơn.
  • Nếu trẻ vẫn ổn định, tỉnh táo, hồng hào, không khó thở thì bạn giữ nguyên trẻ ở tư thế ngồi, nhanh chóng mang trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra, nếu có dị vật đường thở sẽ lấy ra cho trẻ. Bạn không nên chủ quan, vì tuy trẻ vẫn ổn định nhưng có thể về sau, khi dị vật di chuyển trong đường thở sẽ gây ngạt cho trẻ hoặc dị vật bỏ quên lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm đường hô hấp dai dẳng.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu tím tái, khó thở, ngưng thở, không khóc được hay không nói được thì bạn cần phải gọi xe cấp cứu và thực hiện thủ thuật can thiệp ngay. Bởi vì trẻ có thể đã bị ngạt do hóc dị vật đường thở. Thời gian cứu sống trẻ lúc này có thể chỉ tính bằng phút.

Có 2 loại thủ thuật can thiệp xử lý hóc dị vật cho trẻ như sau:

Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực: dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

  • Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của bạn, đầu trẻ hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc cổ và đầu trẻ.
  • Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 lần liên tiếp vào vùng lưng giữa hai xương bả vai của trẻ.
  • Tiếp sau đó, bạn lật trẻ từ tay trái qua tay phải để quan sát xem trẻ có hồng hào hay chưa, có thở được hay khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không, nếu có thì bạn lấy ra.
  • Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài được hoặc trẻ vẫn chưa thở được thì bạn cần thực hiện tiếp động tác ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng giữa rốn và xương ức). Ấn mạnh 5 lần liên tục theo chiều từ trên xuống dưới.
  • Kiểm tra xem trẻ đã thở được hay khóc được chưa, nếu chưa thì bạn vẫn tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu đến.

Thủ thuật ép bụng, hay còn được gọi là thủ thuật Heimlich: dành cho trẻ trên 2 tuổi. Thủ thuật này được thực hiện như sau:

Trường hợp trẻ còn tỉnh táo:

  • Đặt trẻ đứng. Bạn đứng hoặc quỳ gối ở phía sau lưng trẻ, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng của trẻ.
  • Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị của trẻ.
  • Ấn thật mạnh 5 lần liên tục theo hướng từ dưới lên trên.
  • Nếu dị vật chưa ra được thì bạn có thể lặp lại động tác này từ 6 đến 10 lần.

Trường hợp trẻ bị bất tỉnh:

  • Đặt trẻ nằm ngửa. Bạn quỳ gối và tựa hai chân hai bên đùi của trẻ.
  • Nắm hai bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ.
  • Ấn mạnh 5 lần liên tục theo hướng từ dưới lên trên.

Trong tình huống trẻ bị bất tỉnh và không thở được thì trước tiên bạn cần phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài và trẻ vẫn chưa thở được thì bạn cần kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc trẻ có thể khóc được, thở được và bắt đầu hồng hào.

Chăm sóc trẻ ngày Tết khi trẻ bị say tàu xe

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre-ngay-tet-de-be-khoe-gia-dinh-vui-ve-body-2

Bạn nên dỗ dành trẻ và lựa chọn chỗ ngồi thông thoáng, mát mẻ, tránh những chỗ ngồi quá tù túng. Bạn cũng nên trò chuyện, an ủi trẻ thường xuyên trong chuyến đi để trẻ giảm đi cảm giác lo lắng.

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ mang khẩu trang sạch, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên sau khi kết thúc hành trình trên tàu xe để đảm bảo mầm bệnh không thể tấn công được trẻ.

  • Nếu trẻ dưới 2 tuổi không chịu mang khẩu trang, bạn có thể dùng khăn sạch để che chắn. Trẻ từ 3 tuổi trở lên thì bạn nên tập cho trẻ có thói quen mang khẩu trang thường xuyên. Nên chọn những loại khẩu trang rõ nguồn gốc xuất xứ với chất liệu mềm mại để trẻ cảm thấy dễ chịu khi sử dụng. Ngoài ra, việc mang khẩu trang còn giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu với những mùi thường gặp trên tàu xe.
  • Bạn không nên cho trẻ ăn quá no khi trẻ chuẩn bị đi tàu xe. Việc ăn quá no có thể khiến dạ dày với một lượng lớn thức ăn sẽ gây khó chịu cho trẻ, thậm chí dẫn đến nôn ói.

Nếu những mẹo chăm sóc trẻ ngày Tết trên không khắc phục được tình trạng say tàu xe cho trẻ thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các thuốc chống say tàu xe khi chưa được bác sĩ cho phép.

Chăm sóc trẻ ngày Tết để phòng ngừa suy dinh dưỡng

Một trong những việc chăm sóc trẻ ngày Tết rất quan trọng là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhằm phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt và có sức khỏe để chống lại bệnh tật. Tùy theo từng theo độ tuổi mà chế độ dinh dưỡng của mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau.

Đối với trẻ bú mẹ

Những ngày Tết có thể là thời gian khá bận rộn đối với bạn. Tuy nhiên, bạn cần dành thời gian để cho con mình bú mẹ như những ngày bình thường. Ngoài ra, bạn có thể hút sữa để sẵn cho trẻ khi lượng sữa của bạn còn khá nhiều sau khi cho trẻ bú. Để đảm bảo dưỡng chất và sức khỏe cho trẻ bú mẹ, trong những ngày Tết, bản thân người mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý.

Đối với trẻ ăn dặm

Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi cần được ăn dặm. Trong giai đoạn ăn dặm, bạn cần bổ sung các món cháo, váng sữa, bột và sữa cho trẻ. Việc chuẩn bị đồ ăn dặm ngày Tết cho trẻ có thể làm bạn bận rộn hơn, dễ dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi.

Tuy nhiên, công việc này sẽ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều nếu bạn có một kế hoạch chuẩn bị chu đáo. Khi đi chợ, bạn nên mua thực phẩm ăn dặm cho trẻ trong vài ngày. Sau khi mua về, bạn nên sơ chế kĩ rồi phân chia thực phẩm và để vào những túi nylon hay hộp đựng thực phẩm sạch, bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Mỗi lần nấu cho trẻ, bạn chỉ cần lấy thực phẩm ra, rã đông và sau đó chế biến. Nhờ vậy bạn sẽ có thể giảm đi khá nhiều thời gian cho việc chăm sóc trẻ ngày Tết.

Đối với trẻ ăn được cơm

Thông thường, trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn được cơm nên bạn cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ ngày Tết.

Món ăn ngày Tết khá đa dạng, từ các loại đồ ngọt như bánh, mứt, kẹo đến các món ăn mặn như giò, chả, nem, thịt kho... có thể làm cho trẻ rất thích thú. Chế độ ăn ngày Tết của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, đường - bột, chất béo và vitamin - khoáng chất. Ăn đúng giờ, đủ bữa và bổ sung sữa chua, váng sữa hay uống nước ép trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cũng như làm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật cho trẻ.

Chăm sóc trẻ ngày Tết để phòng ngừa rối loạn giấc ngủ cho trẻ

Trong quá trình chăm sóc trẻ ngày Tết, bạn không được bỏ qua việc đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Mặc dù biết trẻ có thể rất phấn khích khi vui chơi vào ngày Tết nhưng bạn vẫn phải cho trẻ ngủ như những ngày thường, nhằm tránh làm rối loạn đồng hồ sinh học của trẻ.

Đặc biệt vào những ngày Tết, nếu bạn cho trẻ đi du lịch xa hoặc về quê sum họp, trẻ có thể sẽ không ngủ được do cảm thấy lạ chỗ. Bạn cần an ủi, dỗ dành trẻ nhiều hơn, đồng thời có thể cố gắng tạo không gian ngủ cho trẻ gần giống như tại nhà để trẻ có cảm giác quen thuộc, gần gũi nhằm giúp trẻ dễ ngủ hơn.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre-ngay-tet-de-be-khoe-gia-dinh-vui-ve-body-3

Mẹo sắp xếp đồ dùng, vật dụng cho trẻ để bạn giảm đi sự mệt mỏi

Việc chăm sóc trẻ ngày Tết có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi vì bạn phải loay hoay với rất nhiều đồ dùng, vật dụng khác nhau dành cho trẻ. Nhưng bạn có thể áp dụng những mẹo sau để kiểm soát tốt công việc này.

Chuẩn bị giỏ đựng

Trong quá trình chăm sóc trẻ ngày Tết, bạn có thể sử dụng vài chiếc giỏ để thu dọn đồ chơi và quần áo bẩn. Điều này sẽ giúp bạn dọn dẹp đồ đạc dành cho trẻ nhanh hơn và đỡ mệt hơn, đồng thời sẽ giúp bạn tìm đồ thất lạc của trẻ một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng một chiếc giỏ để chứa chung các đồ dùng tắm gội cho trẻ như dầu gội, xà phòng tắm, sữa tắm... để tạo sự gọn gàng cho khu phòng tắm của gia đình bạn.

Phân loại đồ đạc cho trẻ

Việc phân loại đồ đạc cho trẻ sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ ngày Tết tốt hơn. Đặt các đồ dùng nhỏ cho trẻ như tăm bông, chỉ nha khoa, dụng cụ cắt móng tay và móng chân... vào một ngăn tủ. Quần áo, nón, khẩu trang, tất, tã sạch... để trong một ngăn tủ khác. Để tránh việc khi cần thì bạn phải mất thời gian để tìm kiếm. Khăn tắm, khăn mặt cho trẻ luôn có ít nhất hai chiếc, trong đó một chiếc luôn luôn được giặt sạch và để sẵn trong phòng tắm để dự phòng khi có một chiếc bị dơ.

Xem thêm:

  • Chăm sóc trẻ nhiễm tay chân miệng tại nhà
  • Xử lí thế nào khi trẻ bị hóc “dị vật” ngày Tết?