Những lưu ý chị em cần nhớ khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư

Chảo chống dính là một vật dụng nhà bếp tuy mới xuất hiện gần đây nhưng đã nhận được sự ưa chuộng của không ít bà nội trợ. Tuy chảo chống dính khá dễ sử dụng nhưng nếu bạn dùng tùy tiện sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư bà nội trợ cần biết.

Những lưu ý chị em cần nhớ khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư Những lưu ý chị em cần nhớ khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư

Chảo chống dính là một vật dụng nhà bếp tuy mới xuất hiện gần đây nhưng đã nhận được sự ưa chuộng của không ít bà nội trợ. Tuy chảo chống dính khá dễ sử dụng nhưng nếu bạn dùng tùy tiện sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư bà nội trợ cần biết.

1. Chảo chống dính có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chảo chống dính là gì?

Chảo chống dính là một loại chảo mới được sản xuất gần đây, thường được làm từ nhôm, hợp kim nhôm hay inox. Bề mặt của chảo được phủ một lớp chống dính và nhờ lớp vật liệu này, dầu mỡ hay thức ăn sẽ không còn bám dính trên chảo mỗi khi nấu ăn như các loại chảo truyền thống. Chính vì vậy, loại chảo này giúp các bà nội trợ nấu thức ăn ngon miệng, đẹp mắt và dễ dàng hơn rất nhiều, tiết kiệm một lượng lớn dầu mỡ.

Chảo chống dính có gây hại cho sức khỏe không?

Trong thời gian gần đây, nhiều người cho rằng việc sử dụng chảo chống dính sẽ đem lại cho người tiêu dùng nhiều tác hại về mặt sức khỏe, đặc biệt là có khả năng gây ung thư. Điều này được lý giải dựa trên lớp phủ bề mặt chảo có chứa một chất tên là Ammonium Perfluorooctanoate (PFOA) có thể gây ra ung thư nếu có mặt trong các món ăn. Chính vì thế, họ khuyên nên quay về sử dụng nồi gang/nồi sắt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã lên tiếng giải thích về ý kiến trên. Thực chất, thức ăn không dính vào chảo bởi có lớp phủ chống dính thường được làm từ Teflon và dùng PFOA để cố định Teflon trên mặt bếp. Chất này tuy sẽ có tác động xấu đến sức khỏe nhưng nếu như chưa đạt nhiệt độ từ 300 độ C đến 400 độ C (một nhiệt độ rất lớn trong nấu ăn), Teflon sẽ không có sự biến đổi nào và dĩ nhiên không giải phóng chất độc. Vì thế, nếu như bạn ghi nhớ các lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư, vật dụng này sẽ là trợ thủ đắc lực trong nhà bếp.

2. Các lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư cần nhớ

vicare.vn-nhung-luu-y-chi-em-can-nho-khi-su-dung-chao-chong-dinh-de-tranh-gay-ung-thu-body-1

Việc nắm vững và ghi nhớ các lưu ý sau sẽ giúp bạn có phương pháp sử dụng chảo chống dính một cách khoa học và an toàn.

Không nấu ăn ở nhiệt độ cao

Như đã giải thích phía trên, nếu lớp chống dính trên chảo tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (từ 300 độ C đến 400 độ C), thành phần của nó có thể biến đổi và sản sinh ra nhiều chất độc có hại cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên chiên rán đồ ăn ở lửa vừa phải.

Không được chùi rửa chảo bằng các miếng chùi xoong kim loại

Miếng chùi xoong kim loại thật sự là kẻ thù lớn của chảo chống dính. Sự chà xát khi chùi rửa chảo bằng loại miếng rửa này sẽ khiến lớp chống dính bong tróc, không chỉ khiến chảo bị hư nhanh chóng mà còn khiến chất độc dễ ngấm hơn vào thức ăn hơn khi chế biến.

Thay vì chọn miếng chùi xoong kim loại, bạn có thể dùng cọ mềm hay miếng chùi dạng bọt biển để làm sạch chảo.

Không vệ sinh chảo khi chảo còn nóng

Chảo vừa nấu xong, bên trong còn lưu nhiệt cao thì không được mang đi rửa liền. Nếu bạn làm điều này, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho chảo biến dạng và lớp chống dính dễ dàng bong tróc khỏi chảo.

Bên cạnh việc gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe, hiện tượng chảo bị cong vênh cũng làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến thức ăn bởi nhiệt độ trong chảo không đều.

Do đó, bạn nên để cho chảo nguội hẳn rồi mới làm sạch chảo, vừa an toàn cho sức khỏe lại vừa sử dụng được lâu hơn.

Khi nấu ăn bằng chảo chống dính, không dùng các vật dụng kim loại để đảo trộn thức ăn

Các loại muỗng, đũa... làm bằng kim loại sẽ có độ cứng cao và dễ gây ra tổn hại trên bề mặt chảo chống dính. Vì thế, để đảo trộn thức ăn trên chảo, bạn nên sử dụng các loại vật dụng được làm từ gỗ, nhựa hay silicon.

Không được để chảo không trên nhiệt độ cao mà không có thức ăn

Bạn tuyệt đối không được để chảo trống trên bếp nóng nếu không có dầu mỡ hay thức ăn bên trong. Điều này sẽ khiến quá trình phân hủy chất chống dính và giải phóng các chất độc của lớp phủ diễn ra nhanh hơn, gây nguy hại đến sức khỏe và có khả năng cao mang lại bệnh ung thư cho các thành viên trong gia đình.

Chảo chống dính nên được thay mới định kỳ

Thời gian sử dụng một sản phẩm chảo chống dính thường dao động từ 1 đến 2 năm, tùy theo loại chảo và phương pháp chế biến/bảo quản của từng gia đình. Sau thời gian này, bạn nên thay chảo mới để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Nếu chảo bị tình trạng cong vênh, lớp chống dính bong tróc quá nhiều, hãy mua một cái chảo mới, đừng nên tiết kiệm trong trường hợp này.

vicare.vn-nhung-luu-y-chi-em-can-nho-khi-su-dung-chao-chong-dinh-de-tranh-gay-ung-thu-body-2

Chọn mua đúng chảo chống dính chất lượng

Nếu đã đầu tư vào chảo chống dính để nấu ăn, bạn nên chọn các loại chảo có giá thành cao và chất lượng tốt trên thị trường, không nên vì ham rẻ mà tùy tiện mua các loại chảo kém chất lượng. Hầu hết chảo chống dính giá rẻ đều có lớp chống dính là một lớp sơn chịu nhiệt và khi nấu ăn, lớp sơn này sẽ tạo ra lớp khói độc, thấm vào thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.

Bài viết đã liệt kê một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh gây ung thư. Các bà nội trợ trong gia đình nên chú ý những điều này khi làm bếp để mang lại cho gia đình các món ngon và an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm:

  • Sử dụng tai nghe không dây có ảnh hưởng đến não không?
  • Vì sao dùng dầu ăn tái sử dụng khiến ung thư di căn nhanh?
  • Những cách nấu ăn gây ung thư 99% gia đình Việt nào cũng mắc