Những loại vắc xin nào cần phải tiêm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi?
Tiêm chủng là điều rất quan trọng với trẻ nhỏ đặc biệt trong giai đoạn bé dưới 12 tháng tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích cũng như bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh khỏi những căn bệnh sau này. Trong đó mỗi giai đoạn, thời điểm cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đi tiêm vắc xin phù hợp.
Những loại vắc xin nào cần phải tiêm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi?
Tiêm chủng là điều rất quan trọng với trẻ nhỏ đặc biệt trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích cũng như bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh khỏi những căn bệnh sau này. Trong đó mỗi giai đoạn, thời điểm cha mẹ cần lưu ý để đưa trẻ đi tiêm vắc xin phù hợp. Bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được những loại vắc xin phải tiêm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Những loại vắc xin nào phải tiêm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi?
Trong giai đoạn 12 tháng đầu, cha mẹ sẽ cần phải tiêm cho trẻ các loại vắc xin khác nhau, trong đó được chia thành bốn giai đoạn: Sau khi sinh, dưới 1 tháng tuổi, 2-6 tháng tuổi, 6-11 tháng tuổi:
Sau khi sinh
Trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ được trào đời sẽ tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B.
Dưới 1 tháng
Tiêm phòng vắc xin BCG để nhằm ngăn ngừa bệnh lao phổi tấn công
Khoảng thời gian 2- 6 tháng tuổi cần đưa trẻ đi tiêm các loại vắc xin như:
- Tiêm vắc xin phòng 6 căn bệnh như phòng Bạch hầu, vắc xin phòng bệnh ho gà, bệnh uốn ván, Bại liệt 3 mũi 1,2,3
- Tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
- Tiêm phòng vắc xin Hib – tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ mũi 1,2,3
- Tiêm vắc-xin Rotavirut để ngăn ngừa virus Rota – vi khuẩn chính gây ra bệnh tiêu chảy
- Vắc xin Synflorix để tránh viêm tai giữa
Giai đoạn từ 6-11 tháng tuổi
Bé có thể tiêm phòng vắc xin cúm.
Từ 12 tháng trở đi, khi sức đề kháng của trẻ tốt hơn, các bậc phụ huynh có thể tiêm các vắc xin như viêm não Nhật Bản Jevax, thủy đậu Varivax/Varicella, vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR để ngừa bệnh Rubella, sởi, quai bị,...
Khi nào không nên tiêm vắc xin cho trẻ?
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như đang sốt cao, chàm bên ngoài da, một số bệnh mãn tính như tràn dịch màng phổi,... hoặc vừa mới khỏi bệnh, chưa phục hồi thực sự, các mẹ không nên cho trẻ đi tiêm. Khi nào sức khỏe hoàn toàn bình thường mới cho trẻ đi tiêm vắc xin để đảm bảo nhất.
Lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng vắc xin
Các mẹ nên chú ý tình trạng của trẻ trong cả giai đoạn trước khi đi tiêm, trong khi tiêm và sau khi đã tiêm vắc xin.
Trước khi tiêm vắc xin cho trẻ:
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé xem trong vòng 3 ngày qua bé có bị sốt hay không, có đang bị bệnh không,...
- Mang sổ tiêm chủng trong suốt thời gian trước đó của trẻ : Để bác sỹ có thể tham khảo, lựa chọn mũi tiêm vắc xin phù hợp nhất, bổ sung mũi tiêm thiếu, đồng thời tránh bị trùng loại vắc xin đã tiêm trước đó,
- Không nên cho bé bú quá no trước khi đưa đi tiêm bởi sẽ dễ bị hạ đường huyết sau khi tiêm vắc xin
Trong khi tiêm vắc xin cho trẻ
+ Giữ tay và cơ thể bé cố định để tránh làm đau cũng như bác sỹ thuận tiện trong quá trình tiêm
+ Chú ý thời hạn của thuốc, thông tin loại thuốc, xuất xứ,...
Sau khi tiêm vắc xin cho trẻ:
- Cho trẻ ở lại cơ sở tiêm phòng khoảng nửa tiếng, theo dõi thái độ, tình trạng có ổn định không, để có thể kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường.
- Cặp nhiệt độ cho trẻ 2-4 giờ/lần xem có dấu hiệu sốt cao không, nếu có thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn bác sỹ. Thông thường sau khi tiêm trẻ thường sốt nhẹ dao động ở mức nhỏ hơn 38,5 độ C, vết tiêm bị sưng kèm theo trẻ quấy khóc và sẽ hết trong vòng 1 ngày.
Tiêm vắc xin cho trẻ 12 tháng tuổi đầu sẽ giúp cơ thể non nớt có thể tạo ra được kháng nguyên, chống lại những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, kích thích cho hệ miễn dịch tốt hơn, bởi vậy những loại vắc xin phải tiêm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cha mẹ nên ghi nhớ để tránh bỏ sót.
Xem thêm:
- Tiêm vacxin gì cho bé trong 24 giờ đầu?
- Những mũi tiêm phòng vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh
- Mách mẹ địa chỉ tiêm phòng vacxin cho bé tại Hà Nội và TP.HCM