Những kinh nghiệm cho cha mẹ để giúp bé tập lẫy đúng cách

Lẫy hay lật là hiện tượng tự nhiên đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ tập lẫy là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé, giống như tập bò, ngồi, hay tập đi. Dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho các cha mẹ các bước để dạy trẻ tập lẫy đúng cách, giúp trẻ phát triển các hệ cơ xương một cách toàn diện.

Những kinh nghiệm cho cha mẹ để giúp bé tập lẫy đúng cách Những kinh nghiệm cho cha mẹ để giúp bé tập lẫy đúng cách

Lẫy hay lật là hiện tượng tự nhiên đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ tập lẫy là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé, giống như tập bò, ngồi, hay tập đi. Lẫy giúp trẻ phát triển các xương cổ, xương vai và đầu một cách tốt nhất, do vậy các mẹ phải có phương pháp dạy trẻ lẫy một cách hiệu quả nhất. Dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho các cha mẹ các bước để dạy trẻ tập lẫy đúng cách, giúp trẻ phát triển các hệ cơ xương một cách toàn diện.

Kinh nghiệm dạy trẻ tập lẫy đúng cách

Theo các chuyên gia, mỗi ngày mẹ nên dành 20 phút để tập cho bé lẫy và chia ra nhiều lần nhỏ, mỗi lần diễn ra từ 3-5 phút. Đừng bắt bé tập lẫy trong một thời gian quá dài vì sẽ khiến cho bé bị mỏi và tức ngực do bị nằm sấp quá lâu. Các bài tập lẫy theo phương pháp truyền thống đều yêu cầu bé yêu của bạn nằm sấp trên giường hoặc sàn nhà và phải luôn ngẩng đầu lên phía trên.

Khi dạy bé tập lẫy, mẹ có thể hát cho bé nghe, nói chuyện với bé, cổ vũ bé... để khiến cho bé có động lực và hào hứng với việc tập luyện hơn .

vicare.vn-nhung-kinh-nghiem-cho-cha-me-de-giup-be-tap-lay-dung-cach-body-1

Mỗi ngày mẹ nên dành 20 phút để tập cho bé lẫy.

Các bài tập lẫy đơn giản cho bé

– Cho bé nằm sấp, khi đó bé sẽ ngẩng đầu lên và các bắp cơ ở cổ và lưng đã có thể chịu được lực. Một phương pháp khá hữu dụng đó là mẹ có thể để đồ chơi của bé ở trên cao, khi bé muốn với tới để lấy đồ chơi thì buộc bé sẽ phải ngẩng đầu cao hơn.

– Cho bé nằm ngửa, sau đó mẹ đưa tay xuống phía dưới lưng bé, đỡ lấy lưng để cho bé có thể lật người lại. Nếu như sau khi lật qua, cơ thể của bé bị đè lên cánh tay và không rút ra được, bạn có thể giúp đỡ bé và từ lần sau sẽ tập dần cách cho bé tự rút tay ra nếu bị nằm đè lên.

– Cho bé nằm nghiêng, sau đó mẹ vòng tay đỡ lưng, giúp bé lật người qua bên phải hoặc bên trái. Hoặc mẹ để bé nằm nghiêng, sau đó ở hướng khác gọi bé, dùng đồ chơi dụ bé quay người lại, khi đó sẽ phải tự tìm cách để xoay người lại bằng cách tập lẫy.

– Mẹ có thể khuyến khích bé tập lẫy bằng cách chơi trò chơi. Ban đầu mẹ cầm đồ chơi ở gần và khuyến khích bé lăn đến. Sau đó mẹ để đồ chơi ở xa hơn để tăng dần khoảng cách.

Việc học lẫy được xem như là bước đệm giúp cho bé học ngồi và bò. Khi đã tập lẫy quen, xương cổ, lưng, chân và cánh tay của bé vững chắc hơn, bé sẽ học ngồi và bò rất nhanh.

vicare.vn-nhung-kinh-nghiem-cho-cha-me-de-giup-be-tap-lay-dung-cach-body-2

Mẹ chơi cùng bé để khuyến khích bé tập lẫy.

Lưu ý khi cho bé tập lẫy

Không để bé tập lẫy khi vừa bú sữa.

Không cho bé tập lẫy khi vừa bú no sữa hoặc không cảm thấy thoải mái. Nếu bé không muốn, bé sẽ không hợp tác với mẹ và không chịu lẫy, khiến cho quá trình này sẽ không đạt được kết quả.

Tạo môi trường thoải mái cho bé tập lẫy

Nên để bé tập lẫy trên sàn nhà, hoặc để bé lẫy trên giường và theo dõi mọi hoạt động của bé. Không nên để bé tập lẫy trên bàn hay trên giường quá cao vì những lúc mẹ không để ý bé sẽ lẫy lăn xuống đất vô cùng nguy hiểm. Sàn nhà có không gian rộng và thoải mái nên sẽ là địa điểm tập lẫy thích hợp nhất cho bé..

Quan sát trẻ kỹ càng

Tập lẫy là bước phát triển đầu tiên của bé nên mẹ cần phải theo dõi rất sát sao. Trong giai đoạn này, bé vẫn còn rất nhỏ nên đôi khi không thể tự kiểm soát được cơ thể của mình, ví dụ như nằm đè vào cánh tay hoặc bị ngã đập đầu xuống. Khi đó, mẹ cần phải xuất hiện kịp thời để “giải cứu” cho bé, tránh việc bé bị đau.

Không bắt trẻ tập lẫy

Tập lẫy là một cột mốc phát triển quan trọng của bé, nhưng cũng có nhiều bé không lẫy hoặc lẫy rất ít rồi chuyển sang bò rồi ngồi rất nhanh. Điều này không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên nếu bé của bạn đã 6 tháng tuổi nhưng lại tỏ ra không hề thích thú với các hoạt động lẫy hay bò và cũng không chú ý đến môi trường xung quanh, bạn nên đưa bé đi khám để nghe tư vấn của bác sỹ.