Những kiêng kỵ ngớ ngẩn khi bị thủy đậu
Thời tiết chuyển dần sang mùa xuân, là mùa của bệnh thủy đậu nên rất nhiều người đã mắc phải căn bệnh này. Việc người bệnh ăn uống đúng cách sẽ khiến sức khỏe được phục hồi một cách nhanh chóng, đồng thời tránh được một số biến chứng khác khi bị thủy đậu. Tuy nhiên, người Việt Nam lại có một số điều kiêng kị ngớ ngẩn, không tưởng khi bị thủy đậu.
Những kiêng kỵ ngớ ngẩn khi bị thủy đậu
Đôi khi, chính những điều kiêng kị đó lại làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào khoảng cuối đông đầu xuân, kéo dài sang mùa hè. Những người bị bệnh thủy đậu thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, sau khoảng 24 – 48 giờ thì bắt đầu có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 thì bắt đầu có biểu hiện phát ban trên da, lúc đầu thì là các nốt mụn rát, đỏ, sau một vài giờ thì nốt nổi phỏng trên da. Mụn nước sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vòng 12 – 24 giờ, với kích thước từ 1 đến 3mm, chứa dịch ở bên trong. Trong trường hợp bệnh nặng, mụn nước to hơn nữa, hoặc khi bị nhiễm khuẩn nặng, thì mụn nước sẽ có màu đục do có chứa mủ.
Biến chứng xuất hiện phổ biến nhất của bệnh chính là nhiễm trùng da, dẫn đến để lại sẹo trên da. Những vết sẹo này thường lõm, gây mất thẩm mĩ làn da và lưu lại đến hết đời. Căn bệnh này lại rất dễ bị lây lan trong cộng đồng.
Những kiêng kị sai lầm khi bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu, người Việt Nam thường kiêng kị rất nhiều thứ, và cho rằng điều đó là tốt cho bệnh, nhưng thực ra thì không hẳn vậy. Có đôi khi, chính những điều kiêng kị đó lại làm cho bệnh trở nặng hơn, khó điều trị hơn. Cụ thể:
- Kiêng không tắm nhiều ngày để tránh bị rỗ: việc kiêng kị này rất có thể sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng da, bị viêm da do mủ hay do các chất dịch từ mụn nước vỡ ra và không được vệ sinh một cách sạch sẽ.
- Bôi chấm nước của các loại lá cây theo những thông tin truyền miệng không xác định: việc này có thể sẽ khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn, hại đến sức khỏe người bệnh. Nếu như bệnh nhân tự ý bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ lên các vết mụn nước thì rất dễ khiến làn da bị viêm nhiễm nặng hơn.
- Tắm nước gỗ rạ: nước gỗ rạ không hề có bất cứ tác dụng nào trọng việc điều trị bệnh thủy đậu, mà ngược lại, nó lại chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng da.
- Kiêng ăn đồ tanh, trứng vì dễ bị loang lổ: điều này cũng là một thông tin không có căn cứ chính xác trứng chỉ khiến gây ra các phản ứng dị ứng nếu như bạn có cơ địa dị ứng với trứng mà thôi. Ngoài ra, trứng không hề gây thêm bất cứ biến chứng nào khiến da bạn bị loang trắng ra hay làm cho mụn thủy đậu bị rỗ như nhiều người vẫn nói.
- Kiêng ăn đồ nếp: điều này cũng không đúng để thực hiện khi bị thủy đậu. Đồ nếp chỉ kiêng ăn khi bạn mắc các căn bệnh về tiểu đường, bệnh thận hay viêm nhiễm có cắt xẻ phẫu thuật để điều trị bệnh. Gạo nếp không hề có bất cứ ảnh hưởng nào đến mụn thủy đậu cả.
- Kiêng ăn cá, thịt: không những không điều trị được bệnh mà còn khiến cho cơ thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và không đủ sức khỏe để chống chọi lại với thủy đậu, bệnh sẽ dai dẳng, khó chữa hơn.
Các loại thực phẩm nên ăn khi bị thủy đậu
Những người bị bệnh thủy đậu thì nên ăn các thức ăn thanh đạm, có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và dưới dạng các loại thức ăn lỏng, giúp dễ tiêu hóa, như cháo... Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như: bơ, cam, chanh, dưa hấu, lê, cà chua, dâu tây... Bởi vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sinh ra collagen, phòng ngừa các vết sẹo lõm. Sau khi đã lành bệnh, những vết thương bắt đầu dần dần khô miệng lại, lên da non, lúc này, hãy sử dụng nghệ tươi ngay để điều trị sẹo lõm sau thủy đậu. Cách làm đơn giản như sau: rửa sạch nghệ, cạo nhẹ đi lớp vỏ ở bên ngoài để lấy phần nước tiết ra từ ben trong. Thoa chất nước này đều ở xung quanh vùng sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, cứ để qua đem và sáng hôm sau thì rửa sạch, rồi lại tiếp tục bôi lên một lớp khác.
Người bệnh thủy đậu cũng có thể tham khảo ăn một số loại đồ ăn như sau:
Nước cam thảo, tam đậu: dùng 100g mỗi loại đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh và 2g cam thảo bắc. Nấu tất cả chúng với 1l nước, sắc cho đến khi chỉ còn 500ml, chia ra làm 2 – 3 lần uống trong một ngày.
Canh thanh nhiệt: sử dụng 20 – 30g mỗi loại cà rốt, củ năng, đậu xanh, rễ tranh. Nấu lên vơi 1l nước, sắc cho đến khi còn khoảng 650ml, chia ra làm 2 lần uống trong ngày (nếu như người bệnh bị ho, suyễn thì không dùng cà rốt và củ năng). Món canh này mang lại tác dụng hạ hỏa, tư nhuận, có ích rất lớn cho người bị bệnh thủy đậu, người nóng bứt rứt, sốt cao.
Nước kim ngân hoa: lấy 20ml nước mía, 10g kim ngân hoa nấu lên với 500ml nước, đun sôi khoảng 10 phút. Ngày uống nước này 1 lần, uống liên tục như vậy trong khoảng 7 – 10 ngày, hỗ trợ hạ sốt, thanh nhiệt cho cơ thể.
Cháo đậu đỏ, ý dĩ: dùng 30g đậu đỏ, 100g gạo tẻ, 20 ý dĩ nhân và 30g thổ phục linh. Đem tất cả đi nấu lên thành cháo, chia ra làm 3 lần ăn trong ngày, có thể ăn kèm với đường. Món cháo này có tác dụng giúp giải độc, trừ thấp, nhất là với bệnh thủy đậu đã khỏi nhưng vẫn bị sốt, nước tiểu vàng đỏ, người chán ăn, mệt mỏi.
Hi vọng rằng bạn sẽ không mắc phải bất cứ điều kiêng kị sai lầm nào như trên để bệnh có cơ hội khỏi nhanh hơn, tránh tái phát trở lại.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.