Những kiêng kị sau khi nâng mũi cần phải biết
Để sở hữu được một chiếc mũi đẹp không phải phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ mà còn phụ thuộc vào việc chăm sóc sau phẫu thuật của bạn. Vậy bạn đã biết những kiêng kị sau khi nâng mũi là gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin trên.
Những kiêng kị sau khi nâng mũi cần phải biết
Những kiêng kị sau khi nâng mũi
Do sau khi mới phẫu thuật mũi của bạn chưa được ổn định cho nên bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Giảm sưng và vết bầm: Sau khi phẫu thuật, ngày hôm sau bạn sẽ thấy mũi xuất hiện sưng và có các vết bầm. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng các vết sưng sẽ giảm sau 1-2 ngày. Mức độ sưng và thời gian còn tùy theo vào ca phẫu thuật và cơ địa của mỗi người. Để làm giảm sưng và vết bầm các bạn có thể chườm vết sưng bằng nước đá hoặc đá bọc trong miếng vải.
- Không ăn hải sản: Hải sản chứa một lượng lớn canxi và đạm, khi bạn vừa phẫu thuật xong việc bổ sung quá nhiều đạm sẽ khiến cho vết mổ lâu lành cũng như mũi lâu ổn định. Bạn có thể sử dụng các loại cá sông hay hồ nhưng chỉ nên dùng với một lượng rất ít. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại hải sản biển như: cua, ghẹ, tôm, cua, cá biển... Đối với các trường hợp nâng mũi bằng cách tiêm filler việc ăn hải sản sẽ gây ngứa ngáy và khó chịu mũi.
- Không ăn rau muống: Rau muống là thực phẩm cần kiêng sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào không chỉ nâng mũi. Ăn rau muống sau mổ có thể khiến hình thành sẹo lồi tại vết mổ gây mất thẩm mỹ. Nó còn khiến cho vết thương dễ mưng mủ, lâu hồi phục hơn.
- Không ăn thịt gà, thịt bò: Thịt gà khiến cho vùng mũi sau phẫu thuật bị sưng và lâu lành hơn, thịt bò thì khiến bị thâm sạm vùng da và để lại sẹo thâm về sau. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều protein khiến vùng da ở đó dễ bị kích thích và gây sẹo lồi.
- Tránh sử dụng các thực phẩm khó tiêu và lên men như dưa muối, cà muối, các nước uống có ga. Việc sử dụng các thực phẩm này khiến cho vết thương mưng mủ, sưng và lâu lành. Tình trạng ợ hơi, ợ chua sẽ ảnh hưởng đến việc định hình của mũi.
- Không nên ăn các loại quả chua quá hoặc cứng quá: Trái cây bổ sung vitamin và các khoáng chất giúp cho quá trình lành vết thương của bạn tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây quá cứng, quá chua.. khiến bạn phải sử dụng nhiều cơ mặt dẫn đến việc định hình mũi của bạn gặp khó khăn, có thể bị lệch. Bạn cũng không nên các loại nước như: nước dừa, nước rau má..bởi chúng gây ra tình trạng chảy máu ở những vết thương hở.
- Không ăn gia vị, đồ uống có tính kích thích và đặc biệt không sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích: Các gia vị cay gây kích thích vùng mũi như: ớt, hạt tiêu, mù tạt,... có thể khiến bạn hắt hơi liên tục ảnh hưởng đến việc định hình mũi của bạn. Bạn cũng không nên sử dụng các loại gia vị như hành, tỏi... các đồ uống có cồn như rượu, bia đặc biệt không được hút thuốc lá.
- Không nên ăn đồ nếp: Các đồ nếp có tính khô nóng, sẽ khiến filler của các bạn mà nâng mũi bằng cách tiêm filler khó thích ứng với cơ thể. Đồ nếp cũng có thể khiến cho vết thương bị mưng mủ và lâu lành, để lại sẹo.
- Trong thời gian 10 ngày sau khi nâng mũi, tránh động chạm, sờ nắn vùng mũi.
- Đối với những bạn đeo kính thì nên hạn chế đeo kính và mang khẩu trang quá chật.
- Không nên để mũi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì khiến vùng da mới mọc bị thâm đen. Đặc biệt bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh vết mổ tiếp xúc với vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh mũi bằng khăn ướt thay vì dùng khăn mặt, có thể rửa bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng. Uống thuốc và tái khám theo đơn của bác sĩ.
Sau 1 tháng phẫu thuật, bạn có thể ăn uống bình thường để bổ sung đầy đủ chất. Việc chăm sóc mũi sau phẫu thuật nâng mũi khá đơn giản tuy nhiên bạn vẫn cần thận trọng và chú ý. Hy vọng những kiêng kỵ sau khi nâng mũi trên đây sẽ giúp bạn có một chiếc mũi đẹp.
Xem thêm :
- Bị viêm xoang có nâng mũi được không?
- Nâng mũi Sline ở đâu đẹp?
- Nâng mũi ở đâu đẹp và đảm bảo an toàn?