Những khó khăn mà trẻ tự kỷ thông thái gặp phải trong cuộc sống

Khi nhắc đến tự kỷ mọi người sẽ nghĩ ngay đến những đứa trẻ ít nói, khó khăn về giao tiếp, hành vi... tuy nhiên không phải ai cũng vậy, tự kỷ thông thái có thể xem là trường hợp đặc biệt. Hiện tượng trẻ tự kỷ thông thái xuất hiện ở một số nước trên thế giới khiến mọi người kinh ngạc.

Những khó khăn mà trẻ tự kỷ thông thái gặp phải trong cuộc sống Những khó khăn mà trẻ tự kỷ thông thái gặp phải trong cuộc sống

Khi nhắc đến tự kỷ mọi người sẽ nghĩ ngay đến những đứa trẻ ít nói, khó khăn về giao tiếp, hành vi... tuy nhiên không phải ai cũng vậy, tự kỷ thông thái có thể xem là trường hợp đặc biệt. Hiện tượng trẻ tự kỷ thông thái xuất hiện ở một số nước trên thế giới khiến mọi người kinh ngạc.

Tình trạng trẻ tự kỷ thông thái

Theo nghiên cứu, có đến 10% trẻ bị tự kỷ có khuynh hướng thông thái, có khả năng phi thường về một lĩnh vực, một ngành khoa học nào đó.

Trên thế giới có rất nhiều trẻ tự kỷ thông thái khiến mọi người phải bất ngờ về khả năng của những đứa trẻ đó. Có thể kể đến các trường hợp như:

Albert Einstein – Nhà bác học người Đức từng nổi tiếng hồi thơ bé bởi sự nhút nhát, khờ khạo đặc biệt là chứng khó đọc của mình chứ không phải là trí thông minh. Khi đó nhiều người đã cho rằng nhà bác học mắc chứng mệ tự kỷ thậm chí bị chế giễu là đứa thiểu năng. Ông được đoán là mắc chứng tự kỷ thông thái hay hội chứng Asperger.

Pauline lại là cô bé có năng khiếu về âm nhạc hiếm thấy với đôi tai tuyệt vời, chỉ cần nghe một lần hợp âm là có có thể nếu ra được tên của các nốt nhạc.
vicare.vn-nhung-kho-khan-ma-tre-tu-ky-thong-thai-gap-phai-trong-cuoc-song-body-1

Nhà bác học lỗi lạc Albert Einstein từng được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ hồi còn nhỏ.

Esperance - lại có khả năng biết tên của các loại chim, côn trùng cùng nhiều loài vật khác. Khi lên 5 tuổi, cô bé đã có thể vẽ các loài vật một cách sinh động, đến 7 tuổi chỉ cần nhìn qua một lần là cô bé có thể vẽ bất cứ con vật nào.

Trong khi đó, khi 12 tuổi, Denis lại có khả năng thần kỳ câu bé như một quyển lịch sống, khi hỏi bất cứ ngày nào năm bao nhiêu cậu bé có thể trả lời được ngay như đã được lập trình sẵn.

Bên cạnh sự thông thái về một lĩnh vực thì trong cuộc sống có nhiều khó khăn mà trẻ tự kỷ thông thái gặp phải.

Để chứng minh cho giả thuyết về khả năng đặc biệt của trẻ tự kỷ thông thái năm 1998, Bruce L. Miller - nhà nghiên cứu người Mỹ (trường Đại học California tại San Francisco) đã thực hiện một nghiên cứu ở những bệnh nhân cao tuổi mắc chứng suy giảm chức năng trí tuệ nhưng lại có năng khiếu nghệ thuật mà chưa được bộc lộ. Khi đó, ở một số người chưa bào giờ cầm bút vẽ lại có thể sao chép một cách tài tình bức tranh của các danh họa. Một số người khác lại bộc lộ năng khiếu âm nhạc một cách bất ngờ. Vì vậy ông đã dùng camera positon kiểm tra. Ảnh từ camera positon trong não cho thấy có một luồng máu chảy thấp hơn so với mức bình thường ở bên thùy thái dương trái của người bệnh (đây là vùng kiểm soát tri nhớ cùng cảm xúc). Sau đó vài tháng thì ông làm xét nghiệm trên một nhóm người tự kỷ thông thái và thấy kết quả tương tự như trên.

Có thể thấy, não phải là nơi phân tích các hình dạng trong không gian, âm thanh và sự hiểu biết về âm nhạc... phát triển ở người tự kỷ thông thái. Còn não trái lại là nơi kiểm soát sự thông hiểu ngôn ngữ, cách diễn đạt, trí nhớ và cảm xúc thì người tự kỷ lại còi cọc ở nơi này.

Một giả thuyết được đưa ra đó là trẻ tự kỷ sống khép kín, khi đó họ có thể đã nghiền ngẫm về một lĩnh vực nào đó gây hứng thú và công việc đó lặp đi lặp lại trong một thời gian dài nên phát triển những kỹ năng đặc biệt.
vicare.vn-nhung-kho-khan-ma-tre-tu-ky-thong-thai-gap-phai-trong-cuoc-song-body-2

Khó khăn mà trẻ tự kỷ thông thái gặp phải

Bênh cạnh những tài năng thiên bẩm về một ngành, lĩnh vực nào đó thì vẫn có nhiều khó khăn mà trẻ tự kỷ thông thái gặp phải giống như những trẻ tự kỷ thông thường khác đó là:

  • Sống khép kín, bản thân luôn cố gắng tách biệt ra ngoài xã hội, không muốn tương tác với mọi người xung quanh.

  • Khó khăn trong giao tiếp, khả năng phát triển ngôn ngữ kém, khó diễn đạt lời nói, nói lắp...

  • Chậm chạp, ít bày tỏ về cảm xúc, thiếu đi sự đồng cảm với mọi chuyện diễn ra xung quanh cuộc sống.

  • Không tập trung thường chỉ tập trung trong thế giới của chính bản thân, khi được đưa ra câu hỏi thì không trả lời trực tiếp mà thường vòng co hay nói sang một chuyện khác, không thích sự thay đổi.