Những hiểu lầm và định kiến thường gặp về LGBT

Chủ đề về người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Kiến thức cơ bản về đồng tính vẫn chưa được giảng dạy chính thức, cũng như chương trình giáo dục phổ thông hầu như khồng đề cập đến sự hiện diện của LGBT. Điều khó tránh khỏi là còn rất nhiều những hiểu lầm và định kiến về người LGBT trong xã hội, gây khó khăn cho quá trình mỗi cá nhân tìm hiể...

Những hiểu lầm và định kiến thường gặp về LGBT Những hiểu lầm và định kiến thường gặp về LGBT

Chủ đề về người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Kiến thức cơ bản về đồng tính vẫn chưa được giảng dạy chính thức, cũng như chương trình giáo dục phổ thông hầu như khồng đề cập đến sự hiện diện của LGBT.


Điều khó tránh khỏi là còn rất nhiều những hiểu lầm và định kiến về người LGBT trong xã hội, gây khó khăn cho quá trình mỗi cá nhân tìm hiểu và nhận diện xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của bản thân. Chúng tôi đưa ra đây các nhận định sai lệch thường thấy ở Việt Nam và nhiều nơi khác, kèm với lời giải thích dựa trên những tài liệu khoa học đã được công nhận rộng rãi.

Người đồng tính bị rối loạn tâm thần và hay trầm cảm? Năm 1994, Hội Y khoa Hoa Kì đưa ra tuyên bố, "Những khó khăn về cảm xúc của người đồng tính nam và nữ không phải do nguyên nhân tâm lý mà chủ yếu xuất phát từ cảm giác bị cô lập trong một môi trường xã hội không chấp nhận họ". Khi cộng đồng LGBT ngày càng cởi mở và tự tin hoà nhập trong xã hội, có thêm những người bạn đồng minh, mỗi cá nhân người đồng tính lại có thêm điều kiện và sự hỗ trợ để sống an toàn và hạnh phúc hơn.

vicare.vn-nhung-hieu-lam-va-dinh-kien-thuong-gap-ve-lgbt-2

Đồng tính là một “lựa chọn”? Bản thân xu hướng tính dục và bản dạng giới không phải là những lựa chọn, cũng như chuyện một người có xu hướng dị tính, hay thuận tay trái, hay có mắt màu nâu cũng chẳng phải là “lựa chọn” gì của họ cả. Sự lựa chọn chỉ nằm ở việc một người có dám khám phá bản thân, sống thật với chính mình và với những người quanh mình hay là không.

Đồng tính “chữa” được? Có một số người đồng tính hay LGBT nói chung tự kỳ thị bản thân và đè nén tình cảm thật của mình. Mặt khác, những cố gắng “điều trị đồng tính” đều bị các tổ chức y tế uy tín phủ nhận và đã được chứng minh là không có tác dụng, thậm chí tác động tiêu cực làm người đồng tính trở nên trầm cảm, căng thẳng. Năm 2012, bác sĩ tâm thần học nổi tiếng Robert Spitzer lên tiếng rút lại nghiên cứu của ông năm 2001 về hiệu quả “điều trị” đồng tính thành dị tính và xin lỗi cộng đồng đồng tính. Cùng với sự kiện này, chứng cứ khoa học duy nhất mà những người muốn “điều trị đồng tính” thường dựa vào, nay đã không còn nữa.

Người dị tính là người “bình thường”? Nhiều người gọi người dị tính là “người bình thường”, vô hình trung tạo ấn tượng rằng những người đồng tính sẽ là “bất bình thường. Thực tế là, các xu hướng tính dục tồn tại tự nhiên, bình thường và bình đẳng với nhau. Việc LGBT là nhóm thiểu số và xã hội chưa hiểu biết đầy đủ về họ không có nghĩa là họ “bất bình thường” hơn so với nhóm đa số (người dị tính).

Các mối quan hệ cùng giới dễ tan vỡ? Điều khác biệt căn bản hiện nay giữa các cặp đôi khác giới với cặp đôi cùng giới là các cặp cùng giới có thể chưađược pháp luật công nhận quyền kết hôn, chung sống hợp pháp. Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh được rằng các cặp đôi đều có những đặc điểm và khuynh hướng giao tiếp giống nhau, không phân biệt hai người đang yêu là khác hay cùng giới với nhau. Cũng như người dị tính, mối quan hệ tình cảm của người đồng tính cũng cần dựa trên các giá trị cơ bản về lòng tin, sự cam kết, sự tôn trọng và tình yêu; và đều có hợp có tan.

Người đồng tính hay bị bệnh AIDS? Đồng tính không phải là nguyên nhân của bệnh AIDS. Người dị tính cũng có thể mắc AIDS. Trong thực tế, mọi hành vi quan hệ tình dục không an toàn, dù là cùng giới hay khác giới, đều nguy hiểm như nhau.

vicare.vn-nhung-hieu-lam-va-dinh-kien-thuong-gap-ve-lgbt-1

Đồng tính là trào lưu từ phương Tây? Các ngành khoa học khác nhau cho đến nay đã ghi nhận sự hiện diện của người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung trong hầu như mọi nền văn minh cổ xưa nhất từ Đông sang Tây. Chỉ có tuỳ theo thời kỳ và nền văn hoá thì cách gọi tên người LGBT mới khác nhau, ví dụ như thuật ngữ tiếng Anh "homosexual" để chỉ người đồng tính phải đến nửa cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện lần đầu ở Đức, còn chuyên ngành về tính dục học thì bắt đầu ra đời trong các Đại học ở Mỹ vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Người đồng tính không "nhiều lên", mà chỉ có nhiều người đồng tính hiểu biết hơn về bản thân, dám công khai sống thật và thể hiện mình hơn thôi.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu một số thuật ngữ về LGBT

Nguồn: http://ics.org.vn/