Những điều phụ nữ phải đối mặt khi tổ chức đám cưới lúc mang thai
Mang thai trước khi cưới hiện nay không còn là một vấn đề mới mẻ. Có rất nhiều người vì trót lớ “dính bầu” nên mới bàn đến chuyện tổ chức đám cưới. Có không ít trường hợp cô dâu than thở, tủi hổ bởi lỡ có bầu trước khi cưới.
Những điều phụ nữ phải đối mặt khi tổ chức đám cưới lúc mang thai
Mang thai trước khi cưới hiện nay không còn là một vấn đề mới mẻ. Có rất nhiều người vì trót lớ “dính bầu” nên mới bàn đến chuyện tổ chức đám cưới. Có không ít trường hợp cô dâu than thở, tủi hổ bởi lỡ có bầu trước khi cưới, bị mọi người dị nghị đồng thời không được tiến hành những nghi lễ rước hỏi đàng hoàng. Ngoài những xấu hổ trong lễ cưới, nhiều cô dâu cũng phải đối mặt với thái độ lạnh nhạt của người bạn đời, của gia đình người chồng tương lai bởi lý do quan hệ trước khi có chồng.
Bị xã hội dị nghị vì mang thai trước
Mặc dù hiện nay, xã hội đã có suy nghĩ thoáng hơn rất nhiều về chuyện mang thai trước khi cưới tuy nhiên điều này vẫn bị mọi người nhìn nhận và đánh giá bằng con mắt thiếu thiện cảm. Rất nhiều người không chấp nhận việc có thai trước hôn nhân bởi cho rằng nó vi phạm chuẩn mực đạo đức từ xưa đến nay, nói ra nói vào nhiều lời khiến cho cô dâu bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý.
Bị gia đình nhà chồng coi thường
Nhiều gia đình nhà chồng cho rằng cô gái nào mang thai trước khi cưới đều có phẩm giá không tốt, không được giáo dục đàng hoàng. Do vậy, họ thường tỏ thái độ coi thường, không chấp nhận người con dâu như vậy, hoặc nếu có chấp nhận thì vẫn tỏ sự khó chịu, không ưa.
Thiếu kiến thức về hôn nhân gia đình
Các cô gái này thường chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ, vì có bầu rồi nên mới phải tổ chức đám cưới nên thường thiếu kiến thức về hôn nhân gia đình. Do vậy, mối quan hệ sau hôn nhân của những cặp đôi này thường dễ đổ vỡ do trước đó họ không có nhiều thời gian tìm hiểu, cả 2 đều trước biết cách cư xử dẫn đến kết quả nuối tiếc.
Ảnh hưởng đến việc nuôi dạy những đứa con
Người mẹ thiếu kiến thức về hôn nhân gia đình, kiến thức xã hội thì đương nhiên cũng không đủ kiến thức để nuôi dạy đứa con cho thật tốt. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của những đứa trẻ, và người mẹ sẽ luôn cảm thấy lúng túng khi phải làm mọi việc để chăm sóc và nuôi dạy con.
Tình cảm phai nhạt
Việc kết hôn là do cái thai trong bụng, đôi khi không phải là do xuất phát từ tình yêu thật sự nên dễ dẫn đến việc cơm không lành canh không ngọt sau đó. Người đàn ông sau khi đạt được mục đích của mình sẽ dễ thay lòng đổi dạ, lạnh nhạt với người đã từng kề gối chung chăn với mình.
Bị cho rằng rước dâu trước khi cưới sẽ khiến gia đình làm ăn lụn bại
Chính vì nhiều suy nghĩ này mà đã có các cô dâu trót mang bầu than thở rằng, họ không được đón dâu đàng hoàng như những người khác. Đám cưới vẫn diễn ra tuy nhiên sẽ bỏ qua màn đón rước dâu. Họ nhà trai sẽ không sang nhà gái rước dâu mà sẽ “gửi” chú rể ở nhà gái trước, sau đó đợi tới giờ thì đón cô dâu về. Hầu như các đám cưới sẽ được lược bỏ hết các nghi lễ dạm ngõ, rước dâu mà chỉ còn giữ lại lễ cưới.
Không được mặc váy cưới
Đám cưới sẽ thiếu trọn vẹn biết bao khi cô dâu không được khoác trên mình chiếc váy cưới mà bất kỳ cô gái nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là suy nghĩ của một phần nhỏ những người vẫn mang trong mình những quan niệm cổ hủ là cô dâu có thai trước khi cưới là không được mặc váy cô dâu mà chỉ được mặc đồ bình thường.
Bị cho rằng là nguyên nhân gây xui xẻo đến cho gia đình
Một số tỉnh thành vẫn còn mang nặng những tập tục phong kiến nên việc cô dâu mang thai trước khi cưới thường bị mọi người đàm tiếu, dè bỉu khá nặng nề. Để tránh mang lại điềm xui cho gia đình người chồng, cô dâu phải đi bằng cửa sau, phải bước qua lửa, bước qua đòn gánh, một số nơi còn cho người dẹp hàng rào để cô dâu đi qua chứ không được đi vào bằng cổng chính. Đám cưới thường được tổ chức gọn lẹ, tránh rình rang để bị mọi người nhòm ngó và mang tiếng xấu hơn.
Trên đây chỉ là quan điểm của một số cá nhân được HoiBenh khảo sát.