Những điều nhất định bạn phải biết về bệnh còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương.

Những điều nhất định bạn phải biết về bệnh còi xương ở trẻ Những điều nhất định bạn phải biết về bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương.

Bệnh còi xương ở trẻ em

Là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D, canxi và/hoặc phốt pho trong cơ thể - những khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương bình thường. Thiếu hụt những khoáng chất và vitamin này làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương.

Bạn có thể nhận biết qua một vài dấu hiệu triệu chứng sau:

Cảm giác đau ở cánh tay, chân, xương chậu và xương sống;

Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn

Tăng trưởng chậm, vóc người thấp bé

Dễ bị gãy xương

Dị tật xương

Chuột rút.

Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm; chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng...

Trường hợp nặng, trẻ bị biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, có chuỗi hạt sườn, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, chân vòng kiềng, chữ bát,...

Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ

Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu vitamin D do thiếu cung cấp (ít phơi nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm...), ngoài ra có còi xương do mất vitamin D qua thận..., còi xương do kháng vitamin D.

>>> Xem thêm: Tình trạng trẻ sơ sinh bị còi xương và cách khắc phục

vicare.vn-benh-coi-xuong-o-tre-em-2

Trẻ em cần phải được bổ sung vitamin D để phòng tránh bệnh còi xương.

Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em

Để phòng ngừa tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú: cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.

Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sẫm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.

Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.

Khi trẻ chậm mọc răng, nên kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.

Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ.

Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

vicare.vn-benh-coi-xuong-o-tre-em-8

Có nhiều phương pháp giúp bổ sung vitamin D cho trẻ nhỏ.

Giải đáp về bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Gửi tới HoiBenh về hiện tượng còi xương ở trẻ và mong được bác sĩ giải đáp, bạn Phuchang chia sẻ như sau: "Con gái em được 5 tháng. Lúc mới sinh cháu hay nôn trớ, nấc cục, đổ mồ hôi gáy nhiều, chân bé hơi cong vòng kiềng, tóc bị rụng hình vành khăn, đầu dẹp. Đây là những dấu hiệu bệnh còi xương nhưng do không kinh nghiệm nên em không biết làm sao để điều trị cho bé. Đến hơn 2 tháng, bé bị cảm, lúc đó em có hỏi thuốc bổ sung cho bé thì được bác sĩ kê cho bé uống 1 giọt vitamin D3 mỗi ngày. Từ đó em thấy bé có vẻ đỡ hơn, không nấc cục và ít trớ hẳn nhưng bé vẫn đổ mồ hôi nhiều và chân hơi cong. Em muốn trị cho bé thì phải làm sao?"

Bác sĩ Vũ Thị Lừu đã gửi tới bạn đọc HoiBenh cũng như giải đáp cho bạn Phuchang rõ hơn về vấn đề này: Con bạn có triệu chứng của bệnh còi xương mà lí do là do thiếu canxi. Canxi chiếm 1,5% - 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Khi thiếu canxi, trẻ bị còi xương, răng không đều, chất lượng răng kém và bị sâu răng.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh còi xương: trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt. Lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương nặng.

Những dấu hiệu của con bạn chỉ là dấu hiệu của bệnh còi xương nhẹ, chỉ cần bổ sung vitamin D một đợt, các biểu hiện sẽ giảm dần. Vitamin D là chất dẫn truyền canxi, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả nhất. Nếu cháu bú mẹ, bạn chỉ cần tăng cường canxi trong chế độ ăn của bạn. Sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất cho bé. Khi bé trên 6 tháng, nếu cho bé ăn dặm, có thể bổ sung canxi cho cơ thể bé thông qua bữa ăn hằng ngày. Các loại rau xanh như bắp cải, cần tây... hay hải sản đều có lượng canxi cao, rất tốt cho cơ thể bé. Bạn cũng có thể cho bé ăn phô mai, sữa chua hoặc uống các loại sữa công thức để bổ sung thêm canxi cho bé.

Còn hiện tượng chân cháu hơi cong thì bạn không nên lo lắng vì phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý và không cần xoa bóp, ảnh hưởng gì. Cho đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.

>>> Xem thêm: Trẻ còi xương nên uống sữa gì để cải thiện bệnh?