Những điều mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống. Cảm lạnh là tên gọi chung của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một loại virut. Nếu bé nhà bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục thì có thể bé đã bị cảm lạnh. Vậy bạn đã hiểu biết rõ về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh chưa?
Những điều mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Cảm lạnh là tên gọi chung của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một loại virut. Nếu bé nhà bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục thì có thể bé đã bị cảm lạnh. Vậy bạn đã hiểu biết rõ về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HoiBenh.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh chủ yếu là do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ nên khả năng miễn dịch của trẻ kém, cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của các loại virus gây bệnh cảm lạnh. Trong khi đó, xung quanh trẻ lại có rất nhiều virus tồn tại trên người cha mẹ, anh chị hoặc các bạn. Vì vậy, nếu không được chăm sóc cẩn thận cũng như có sức đề kháng tốt thì bé sẽ rất dễ bị lây nhiễm bệnh.2. Điều trị
Cho trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh chắc chắn bé sẽ rất mệt và cần được nghỉ ngơi hợp lý.
Hạ sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ vào lúc đầu và sốt cao ngay sau đó, lúc này bạn hãy nhanh chóng hạ sốt cho bé bằng thuốc kháng sinh thích hợp do bác sĩ chuẩn đoán và kê đơn. Nếu mẹ chần chừ, có thể trên đường đến bệnh viện bé sẽ sốt cao hơn rồi co giật. Một số trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể sẽ bị sốt rất cao và đột ngột dó đó bạn phải đưa ngay bé đến cơ sở y tế, nếu đúng thì phải dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao (tiêm penicilin).
Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, cơ thể của bé rất cần được bổ sung nước. Do đó, bên cạnh việc cho bé uống thêm nước, bạn có thể cho trẻ ăn những thức ăn loãng chứa nhiều nước như cháo, súp...
Dùng nước muối sinh lý để chống nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh.
Giữ tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, nhất là sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi ăn. Thói quen này của bạn và người thân sẽ ngăn chặn được sự lây lan của bệnh và giữ bé khỏe mạnh.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh vì khi ngủ đủ giấc sẽ giúp bé ngăn ngừa được cảm lạnh.
>>> Xem thêm: Chăm sóc trẻ em cảm lạnh như thế nào là đúng cách
3. Cách phòng ngừa
Mùa hè
Bạn nên cho bé ra ngoài tắm nắng thường xuyên, vì tắm nắng sẽ bổ sung thêm vitamin D cho bé, đồng thời luyện tập thể dục nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Bạn nên mặc cho bé những quần áo rộng rãi, thoáng mát vì hoạt động vui chơi của bé sẽ ra mồ hôi nhiều, nếu để mồ hôi thấm ngược vào trong rất dễ khiến bé bị cảm lạnh.
Mùa đông
Bạn hãy chú ý tăng cường sức chịu rét của bé bằng cách rèn luyện thói quen ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Vào những mùa cao điểm bùng phát các bệnh về đường hô hấp, bạn tránh đưa bé đến những nơi công cộng để tránh bị lây bệnh cho bé.
Nếu trong nhà có người bị cảm cúm, bạn không được cho bé tiếp xúc với người đó và luôn đảm bảo không khí trong nhà khô thoáng.
- Bảo đảm cho bé uống đủ nước, vì vào mùa đông nhiều mẹ thấy bé đi tiểu nhiều nên có thể sẽ ngại cho bé uống nhiều nước. Tuy nhiên, việc bị mất nước sẽ làm màng mũi bé bị khô và rất dễ dẫn đến bị cảm lạnh.
Ngoài ra, bạn hãy đặt bé tránh xa khói thuốc lá, đồng thời cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt vì trong sữa mẹ có chứa các chất kháng thể thúc đẩy khả năng miễn dịch một cách mạnh mẽ để giúp bé chống lại cảm lạnh và các bệnh khác.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn phòng ngừa và phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảm lạnh của bé, thì bệnh của bé sẽ nhanh chóng thôi ngay. Khi phát hiện bé có những dấu hiệu cảm lạnh, bạn không nên chần chừ mà cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh phát triển nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé.