Những điều mẹ ần biết về chỉ số Apgar ở bé khi mới chào đời

Ngay từ khi mới chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được các bác sĩ tiến hành kiểm tra chỉ số Apgar. Đây là chỉ số đầu tiên trong đời của trẻ và chắc chắn rằng bố mẹ nào cũng đều sẽ rất nóng lòng muốn biết kết quả của con mình xem bé có mạnh khỏe hay không. Vậy chỉ số Apgar của bé là gì và cách tính như thế nào, HoiBenh sẽ cung cấp cho bố mẹ một số thông tin sau.

Những điều mẹ ần biết về chỉ số Apgar ở bé khi mới chào đời Những điều mẹ ần biết về chỉ số Apgar ở bé khi mới chào đời

Ngay từ khi mới chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được các bác sĩ tiến hành kiểm tra chỉ số Apgar. Đây là chỉ số đầu tiên trong đời của trẻ và chắc chắn rằng bố mẹ nào cũng đều sẽ rất nóng lòng muốn biết kết quả của con mình xem bé có mạnh khỏe hay không. Vậy chỉ số Apgar của bé là gì và cách tính như thế nào, HoiBenh sẽ cung cấp cho bố mẹ một số thông tin sau.

1. Chỉ số Apgar là gì?

Chỉ số Apgar là chỉ số cho phép các bác sĩ đánh giá được một cách tổng quát nhất sức khỏe của trẻ sơ sinh ngay khi các bé vừa chào đời và đưa ra quyết định xem liệu bé có cần sự chăm sóc đặc biệt nào không. Chỉ số này được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đơn giản và mỗi tiêu chí có mức điểm là 0-2 điểm. Kết quả sẽ được tính bằng tổng điểm của tất cả các tiêu chí và có mức từ 0-10 điểm.

Apgar là từ viết tắt của 5 yếu tố bao gồm: Hoạt động của tay chân (Activity), Nhịp tim (Pulse), Phản ứng của cơ thể khi bị kích thích (Grimace), Màu sắc cơ thể (Appearance), và nhịp thở (Respiratin).
vicare.vn-nhung-dieu-me-can-biet-ve-chi-so-apgar-o-be-khi-moi-chao-doi-body-1

2. Các tiêu chí đánh giá chỉ số Apgar

Với mỗi tiêu chí, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá dựa trên các thang điểm. Cụ thể như sau:

Đo hoạt động của tay, chân

0 : Không cử động

1 : Có cử động một chút ở chân và tay. Tay chân có thể co lại

2 : Cử động tốt, mạnh mẽ và tích cực.

Đo nhịp tim

0 : Không có nhịp tim

1 : Tim đập chậm, dưới 100 nhịp/phút

2 : Tim đập đều đặn, ít nhất 100 nhịp/phút

Đo nhịp thở

0 : Không thở

1 : Khóc yếu, thở bất thường, không đều đặn và chậm

2 : Khóc tốt, mạnh và ổn định

Đo phản ứng của cơ thể trước một kích thích

0 : Không có phản ứng

1 : Có biểu hiện nhăn mặt.

2 : Có những biểu hiện nhăn mặt, hắt hơi và quay đầu

Đo màu sắc của cơ thể

0 : Toàn cơ thể có màu xám xanh, tái, nhợt nhạt.

1 : Cơ thể hồng hào, tay chân nhợt nhạt

2 : Toàn bộ cơ thể, tay chân đều hồng hào.

Bài kiếm tra đo chỉ số Apgar của bé thường được tiến hành ngay sau khi bé chào đời và sẽ được các bác sĩ kiểm tra lại sau 5 phút. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, nếu bé có những vấn đề nguy hiểm thì thử nghiệm sẽ được làm thêm một lần nữa ở phút thứ 10 sau khi bé chào đời.
vicare.vn-nhung-die2u-me-can-biet-ve-chi-so-apgar-o-be-khi-moi-chao-doi-body-

3. Ý nghĩa của kết quả đo chỉ số Apgar

Để có được kết quả cuối cùng, các bác sĩ sẽ tiến hành đo chỉ số Apgar theo 5 tiêu chí trên và cho điểm từ 0 đến 2 sau đó cộng tổng điểm của 5 chỉ số. Số điểm cuối cùng sẽ giúp bác sĩ và bố mẹ đánh giá một cách tổng quát nhất về tình hình sức khỏe của bé sau khi chào đời:

  • Apgar 8 - 10 : Bé đang ở trong tính trạng tốt.

  • Apgar 4 - 7: Bé bị ngạt nhẹ đến trung bình. Bé hô hấp yếu, trương lực cơ nhão, cơ thể có thể hồng hào tuy nhiên tay hoặc chân lại nhợt nhạt, xanh tím nhưng nhịp tim và phản xạ trước kích thích của bé vẫn tốt. Trong trường hợp này các bác sĩ phải tiến hành hồi sức cho bé ngay.

  • Apgar 0 - 3: Bé có dấu hiệu bị ngạt nặng, không khóc, không có tín hiệu hô hấp, mạch rốn không đập hoặc đập chậm, dưới 80 lần/phút. Phản xạ của bé rất yếu hoặc không có, cần phải hồi sức tích cực ngay.

Chỉ số Apgar không có tác dụng giúp dự đoán được việc bé sẽ khỏe mạnh như thế nào hoặc phát triển ra sao sau khi lớn lên và càng không thể xác định được việc bé có lanh lợi, hoạt bát hay quyết định tính cách của bé. Chỉ số Apgar chỉ có thể có tác dụng giúp cho bác sĩ và bố mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bé ngay sau khi chào đời, bé có thụ động và bị chậm chạp hơn bình thường và cần những sự trợ giúp nào để có thể giúp bé thích nghi với thể giới mới mẻ bên ngoài bụng mẹ hay không.