Những điều có thể bạn chưa biết về bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng không hề đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Mỗi bàn chải đánh răng chứa hàng triệu vi khuẩn và bạn vẫn đang sử dụng nó để vệ sinh răng miệng hằng ngày! Vi rút dễ dàng chuyển từ cơ thể người bệnh sang bàn chải đánh răng và nằm yên ở đó. Đây là một trong những lý do khiến bệnh tình kéo dài và trầm trọng hơn. Điều này còn chỉ ra rằng việc dùng chung bàn chải đánh ră...
Những điều có thể bạn chưa biết về bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng không hề đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Mỗi bàn chải đánh răng chứa hàng triệu vi khuẩn và bạn vẫn đang sử dụng nó để vệ sinh răng miệng hằng ngày!
Vi rút dễ dàng chuyển từ cơ thể người bệnh sang bàn chải đánh răng và nằm yên ở đó. Đây là một trong những lý do khiến bệnh tình kéo dài và trầm trọng hơn. Điều này còn chỉ ra rằng việc dùng chung bàn chải đánh răng là ý tưởng tồi tệ nhất, bởi vì bạn không thể tưởng tượng nổi có bao nhiêu vi khuẩn và mầm bệnh nằm trong chiếc bàn chải. Bàn chải đánh răng không được “tiệt trùng” trước khi bán và dĩ nhiên chúng đem theo cả tá vi sinh vật sống trong đó. Vì thế bạn đừng quên làm sạch bàn chải đánh răng mới để tránh nhiễm trùng khoang miệng. Nó cũng chứa các hạt nhỏ bé vô hình của phân tử phân được đẩy vào không khí mỗi khi bạn dội toilet. Đừng bao giờ quên che đậy bàn chải đánh răng cẩn thận và cất chúng ở một khoảng cách an toàn cách xa toilet. Bây giờ bạn đã biết tất cả sự thật, vậy làm thế nào để bạn có thể bảo quản bàn chải luôn sạch sẽ? Các quy tắc vệ sinh 1. Vệ sinh bàn chải trước và sau khi đánh răng Rửa bàn chải trước và sau khi dùng là một cách để giữ bàn chải tương đối sạch. Hãy chắc là bạn đã loại bỏ những mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong sợi bàn chải. Đặc biệt, những người mắc bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh toàn thân nên rửa sạch bàn chải bằng nước súc miệng kháng khuẩn. 2. Rửa thật kỹ Một số vi khuẩn vô cùng khó xử lý. Nếu bạn là một người sợ vi khuẩn hoặc mắc bệnh tự miễn dịch, bạn có thể sử dụng chất khử trùng bàn chải đánh răng bày bán trong siêu thị. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tia cực tím để tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. 3. Bảo quản đúng cách Đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng để không khí có thể thoát ra ngoài. Sử dụng hộp đựng thích hợp và có lỗ thoát khí. Thiếu không khí sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi và phát triển trên bàn chải của bạn. 4. Thay bàn chải thường xuyên Bạn nên biết khi nào là lúc cần vứt bàn chải cũ. Hầu hết mọi người thường không có thói quen thay bàn chải mới thường xuyên. Hãy quan sát sợi bàn chải! Khi chúng bắt đầu có dấu hiệu thay đổi chính là lúc bạn cần nói lời tạm biệt với chiếc bàn chải cũ và mua ngay một cái mới. Ngoài ra, bạn cũng nên thay bàn chải tối thiểu ba tháng/lần. Đặc biệt, sau khi bị ốm, hãy thay bàn chải vì bạn sẽ không muốn những vi rút đó lại tiếp tục ở trong miệng một lần nữa. 5. Đừng sử dụng chung Quan trọng nhất, đừng dùng chung bàn chải với bất kỳ ai. Vi khuẩn sâu răng hoàn toàn có thể lây lan. Sâu răng chính là bệnh truyền nhiễm. Cuối cùng, hãy nhớ tham khảo ý kiến nha sĩ về loại bàn chải phù hợp nhất với bạn. Hy vọng những hướng dẫn ở trên sẽ có ích cho bạn trong việc giữ gìn sức khỏe răng miệng. Dr. Ragini Parmar (*) (Nguồn: www.practo.com)