Những điều cơ bản cần biết về các thuốc kháng sinh thuộc họ Beta-lactam

Beta-lactam là một nhóm kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Hãy cùng Vicare tìm hiểu một số thông tin dưới đây để tìm hiểu beta-lactam là gì, phân loại và lưu ý sử dụng chúng ra sao.

Những điều cơ bản cần biết về các thuốc kháng sinh thuộc họ Beta-lactam Những điều cơ bản cần biết về các thuốc kháng sinh thuộc họ Beta-lactam

Beta-lactam là một nhóm kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Hãy tìm hiểu một số thông tin dưới đây để tìm hiểu beta-lactam là gì, phân loại và lưu ý sử dụng chúng ra sao.

Beta-lactam là gì

Beta-lactam là tên của một nhóm một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng hóa học betalactam. Các thuốc này giúp phòng và điều trị các bệnh lý do vi khuẩn gây bệnh gây ra.

Phân loại kháng sinh beta-lactam

vicare.vn-nhung-dieu-co-ban-can-biet-ve-cac-thuoc-khang-sinh-thuoc-ho-beta-lactam-body-1

Beta-lactam được phân làm một số nhóm kháng sinh dưới đây:

  • Penicilin
  • Cephalosporin
  • Một số kháng sinh khác

Nhóm Penicillin

Cơ chế tác dụng

Ức chế quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn.

Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng.
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm xương tủy cấp và mạn
  • Viêm màng tim trong do liên cầu
  • Giang mai, lậu
  • Các chỉ định khác: uốn ván, than, hoại thư sinh hơi.

Tác dụng không mong muốn

Penicillin độc tính thấp nhưng cũng dễ gây dị ứng thuốc: mẩn ngứa, mề đay, ngoại ban, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Ngoài ra thuốc có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối, thiếu máu, tan máu....

Tương tác thuốc

  • Dùng kết hợp với các kháng sinh kìm khuẩn như tetracyclin, erythromycin sẽ làm giảm tác dụng của penicillin do làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn
  • Dùng đồng thời với probenecid sẽ làm chậm thải trừ, tăng nồng độ penicillin trong huyết tương và kéo dài tác động của penicillin.
  • Một số thuốc chống viêm không steroid như aspirin, indomethacin, phenylbutazon...kéo dài thời gian bán thải của penicillin.

Các Cephalosporin

Cơ chế tác dụng

Các cephalosporin cũng ức chế tổng hợp vách tương tự cơ chế tác dụng của nhóm penicilin, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Các phân nhóm kháng sinh nhóm Cephalosporin

Các cephalosporin thế hệ I

  • Gồm các thuốc: cephalexin, cefradin, cefadroxil, cephalosporin, cephapirin...
  • Chỉ định: Nhiễm trùng hô hấp và tai mũi họng; Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục; Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, răng
  • Chống chỉ định: Dị ứng với cephalosporin
  • Tương tác thuốc: Khi dùng đồng thời các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid, acid ethacrynic...sẽ làm tăng độc tính đối với thận. Probenecid làm chậm thải trừ, do đó kéo dài tác dụng của cephalosporin.

Các Cephalosporin thế hệ II

  • Các thuốc gồm: cefaclor, cefuroxim, cetotetan, cefonicid, caforanid, cefamandol, cefprozil, cefoxitin, cefmetazol...
  • Chỉ định: Nhiễm trùng hô hấp và tai mũi họng; Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục; Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, răng
  • Tương tác thuốc: Các cephalosporin có nhóm methylthiotetrazol như cefamandol, moxalactam, cefmetazol, cefotetan...làm giảm prothrombin nên gây rối loạn đông máu

Các Cephalosporin thế hệ III

  • Gồm các thuốc: cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim, ceftriaxon...
  • Chỉ định: Viêm màng não, áp xe não; Nhiễm khuẩn huyết; Viêm màng trong tim; Nhiễm khuẩn hô hấp nặng; Nhiễm khuẩn tiêu hóa; Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục

Các Cephalosporin thế hệ IV

Thường được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3

Các kháng sinh beta-lactam khác

Carbapenem

  • Chỉ định: Nhiễm khuẩn hô hấp, mô mềm, xương khớp, hệ tiết niệu, sinh dục; Nhiễm khuẩn trong ổ bụng; Nhiễm khuẩn huyết
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với carbapenem; Không phối hợp với thuốc gây độc cho thận
  • Lưu ý: không được trộn với các thuốc khác trong cùng bơm tiêm vì thuốc bị mất hoạt tính bởi pH acid và kiềm.

Monobactam

Chỉ định

  • Nhiễm khuẩn hô hấp
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
vicare.vn-nhung-dieu-co-ban-can-biet-ve-cac-thuoc-khang-sinh-thuoc-ho-beta-lactam-body-2

Lưu ý trước khi sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi bạn bị nhiễm khuẩn: các kháng sinh thường chỉ có có tác dụng với vi khuẩn. Chính vì vậy cần xác định xem cơ thể có nhiễm vi khuẩn hay không thì mới dùng kháng sinh.
  • Tuyệt đối sử dụng kháng sinh theo đúng liều, đúng cách và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh trường hợp nhờn thuốc, kháng thuốc, khó lựa chọn thuốc điều trị cho các đợt điều trị tiếp theo.
  • Báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có tiền sử dị ứng với penicilin.
  • Hãy báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Báo cho bác sĩ nếu bệnh thận hoặc gan
  • Khi có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào như rối loạn tiêu hóa, rối loạn thính giác hoặc triệu chứng bất thường nào của cơ thể, hãy báo cho bác sĩ điều trị của bạn biết để kịp thời điều trị.

Xem thêm:

  • Thông tin cần biết về nhóm kháng sinh aminosid
  • Kháng sinh nhóm Carbapenems - “Vũ khí cuối cùng” để chống vi khuẩn