Những điều cần lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai

Viêm cầu thận là tình trạng thận bị viêm, đây là một căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Đặc biệt phụ nữ mang thai – đối tượng dễ viêm nhiễm hệ tiết niệu, bệnh viêm cầu thận sẽ làm các độc tố bị ứ đọng lại. Điều này không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết sẽ đưa ra những lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai.

Những điều cần lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai Những điều cần lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai

Viêm cầu thận là tình trạng thận bị viêm, đây là một căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Đặc biệt phụ nữ mang thai – đối tượng dễ viêm nhiễm hệ tiết niệu, bệnh viêm cầu thận sẽ làm các độc tố bị ứ đọng lại. Điều này không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết sẽ đưa ra những lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai.

Bệnh viêm cầu thận là gì?

Viêm cầu thận còn có tên gọi là bệnh cầu thận tức cơ thể xảy ra tình trạng thận bị viêm. Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu tiểu cầu thận là các bộ lọc nhỏ. Các bộ lọc này được tạo từ các mạch máu có nhiệm vụ chính là lọc máu và các độc tố có trong máu được thải ra, đồng thời các chất thải, dịch, hay điện giải cũng sẽ thải vào nước tiểu. Nói chung, cầu thận có chức năng thải tất cả các độc tố ra ngoài. Khi bị viêm cầu thận, chức năng lọc gặp vấn đề thì các độc tố sẽ không được thải ra mà giữ lại bên trong cơ thể, protein và các tế bào hồng cầu lại bị lẫn vào nước tiểu. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn tới suy thận, nhiệm vụ lọc chất thải, muối và nước trong máu sẽ kém hiệu quả.

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-ve-benh-viem-cau-than-o-phu-nu-mang-thai-body-1

Bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận cao hơn rất nhiều so với đối tượng khác. Bởi trong những ngày đầu mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi nội tiết như nhu động ở bể thận, niệu quản suy giảm khiến nước tiểu khó lưu thông khiến viêm nhiễm dễ dàng phát triển. Nếu sản phụ trước đó từng bị viêm cầu thận, sỏi tiết niệu hay bệnh bẩm sinh ở hệ bài tiết thì bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai càng có nguy cơ cao.

Viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn tới nhiễm độc thai nghén, sản giật khi để gây nguy hại tới tính mạng cả sản phụ và thai nhi. 3 tháng cuối kỳ mang thai còn làm cao huyết áp, phù nề. Không chỉ vậy, viêm cầu thận nặng còn làm nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ lại dẫn tới thai bị suy dinh dưỡng hoặc sảy thai và thai bị chết lưu.

Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai

Thông thường, bệnh viêm cầu thận sẽ không có dấu hiệu rõ ràng. Để có thể chẩn đoán chính xác sản phụ nên kiểm tra thai định kỳ để kịp thời nhận biết và điều trị. Tuy nhiên những dấu hiệu lâm sàng phụ nữ mang thai có thể nhận biết như:

  • Phù: Phù nhẹ từ mặt xuống chân do bị ứ nước
  • Huyết áp tăng: huyết áp tăng lên so với thông thường từ 10-20mmHg.
  • Tiểu tiện ít. Nước tiểu màu hồng do có máu trong đó.
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi do thiếu máu, đau bụng.

Bị bệnh viêm cầu thận có nên mang thai?

Mang thai là nguyên nhân khiến bệnh viêm cầu thận nặng thêm bởi vậy trước đây có khuyến cáo sản phụ nên bỏ thai. Tuy nhiên nghiên cứu cách đây 2 thập niên trở lại đây đã chứng minh tuỳ vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng, vẫn có thể sinh đẻ dù mắc bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai.

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-ve-benh-viem-cau-than-o-phu-nu-mang-thai-body-2

Những điều cần lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai

Thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn trong suốt hành trình mang thai của người phụ nữ. Nếu bị viêm cầu thận ở mức độ nhẹ, sản phụ vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên cần thường xuyên đi khám bác sỹ chuyên khoa về thận và khám sản từng giai đoạn để cùng có phương án điều trị tốt nhất, tránh nguy cơ phát triển từ bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.

  • Kiểm tra huyết áp hàng tuần, theo dõi chức năng hoạt động của thận hàng tháng
  • Theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách: Theo dõi số lần thai đạp để nắm được sự hoạt động của thai. Theo dõi 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa và buổi tối, thời gian theo dõi 1 tiếng/buổi. Thông thường, mỗi tiếng thai nhi sẽ đạp trên 3 lần là bình thường. Còn nếu thấy ít hơn cần phải đến bệnh viện để khám ngay.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế muối để hạn chế tối đa ứ đọng dịch – nguyên nhân gây phù nề.
  • Phải nghỉ ngơi hoàn toàn để giảm nhẹ bệnh viêm cầu thận, ngăn ngừa phát sinh thêm triệu chứng. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng, đề phòng tử cung đè vào động mạch chủ khiến lưu lượng máu cung cấp cho thận và tử cung bị giảm.
  • Giảm tiêu thụ chất protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu. Nếu kiểm tra urê máu không tăng, chỉ có lượng lớn albumin niệu thì cần ăn các loại thức ăn giàu đạm như trứng, thịt, cá, đậu,...
  • Kiểm soát cân nặng
  • Không hút thuốc lá.

Bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn rất nhiều biến chứng, rủi ro, có thể nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi nếu không kịp thời điều trị. Bởi vậy,nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ của bệnh viêm cầu thận, cần nhanh chóng tới cơ sở khám bệnh để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Cảnh báo nguy cơ bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
  • Bệnh viêm cầu thận phải kiêng ăn những gì?
  • Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?