Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc-xin MMR cho người lớn và trẻ em
Vắc-xin MMR đang được lưu hành tại Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ người mắc các bệnh sởi, quai bị, rubella. Chúng ta cần nắm rõ những vấn đề về liều lượng, số mũi tiêm và lưu ý để nâng cao hiệu quả phòng vệ của loại vắc xin này.
Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc-xin MMR cho người lớn và trẻ em
Vắc-xin MMR là loại vắc-xin gì?
Vắc-xin MMR là tên gọi của loại vắc xin phòng ngừa 3 loại bệnh, bao gồm: sởi, quai bị và rubella (measles, mumps, rubella). Tiêm phòng vắc-xin MMR đặc biệt quan trọng bởi bệnh sởi, quai bị và rubella hình thành do virus có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em. Trong đó:
- Sởi: nguy cơ cao gây nhiễm trùng tai, viêm phổi, tiêu chảy. Trong trường hợp biến chứng nặng có thể gây tổn thương não, tử vong.
- Quai bị: có thể dẫn đến phù não, viêm não, viêm màng não, điếc
- Rubella: là mối đe dọa với phụ nữ mang thai, khiến thai nhi có khả năng bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, những bệnh này đều dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp, nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ bùng phát thành dịch bệnh, để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Hiện nay, vắc-xin MMR được đưa vào chương trình tiêm chủng dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau, bao gồm M-M-R II, Priorix, Tresivac và Trimovax.
Ai nên tiêm vắc-xin MMR và khi nào?
Hiện nay, tất cả trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn đều nên chủng ngừa vắc-xin MMR nhằm chủ động phòng tránh sởi, quai bị, rubella.
Một điều cần lưu ý là vắc xin này không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Do vậy, mẹ bầu không được tiêm phòng vắc-xin MMR trước khi có em bé cần thông báo với bác sĩ sản khoa để nhận được tư vấn và chỉ dẫn về biện pháp chăm sóc, ngăn ngừa và theo dõi thai kỳ phù hợp.
Liều lượng:
- Mỗi mũi tiêm chứa 0,5ml dành cho mọi lứa tuổi
- Hình thức tiêm: dưới da hoặc tiêm bắp (ngoại trừ bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc suy giảm tiểu cầu)
- Vị trí tiêm: khu vực trước bên đùi của trẻ nhỏ, vùng cơ delta đối với trẻ lớn, thiếu niên và người trưởng thành
Dưới đây là lịch tiêm chủng mà phụ huynh và người lớn, nhất là chị em có ý định mang thai cần ghi nhớ:
- Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: tiêm 1 mũi 0,5ml. Tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ được 4 -6 tuổi để hạn chế nguy cơ tái nhiễm tăng cao
- Đối với trẻ từ 7 tuổi và người lớn: mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên và mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 30 ngày.
- Phụ nữ có ý định mang thai: nên hoàn tất phác đồ tiêm ngừa vắc-xin MMR trước khi có thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo tác dụng bảo vệ.
Giá vắc-xin MMR trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 200.000 – 300.000 đồng/mũi. Để đảm bảo chủng ngừa đầy đủ, không bị gián đoạn, mọi người nên tìm hiểu trước về trung tâm tiêm chủng có ngừa vắc xin ổn định, cho phép đặt giữ, ...
Thận trọng khi tiêm vắc-xin MMR đối với ai?
Những người thuộc một trong các trường hợp dưới đây không nên tiêm vắc xin này:
- Từng bị phản ứng dị ứng nặng, đe dọa tính mạng
- Phụ nữ có thai
- Những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh lý hoặc điều trị y khoa (hóa xạ trị, steroid, ...)
- Những người trong gia đình có tiền sử mắc một số vấn đề về hệ miễn dịch
- Thời gian gần đây có truyền máu hay nhận máu. Nên trì hoãn tiêm vắc-xin MMR ít nhất 3 tháng hoặc lâu hơn
- Người bị bệnh lao
- Người đã tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong 1 tháng gần đây vì sẽ làm giảm tác dụng
- Thể trạng không khỏe như cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ...
Vắc-xin MMR có dẫn đến bệnh tự kỷ không?
Cho đến nay, chưa có chứng cứ xác thực cuối cùng về vấn đề vắc-xin MMR gây bệnh tự kỷ ở trẻ. Ngoài một số tác dụng phụ như đau nhức cánh tay, nóng, sưng tại vị trí tiêm trong thời gian ngắn, hoặc da nổi ban đỏ, sốt, sưng hạch ở cổ, má nhưng triệu chứng nhẹ và sẽ tự biến mất thì rất hiếm xảy ra biến chứng nào đặc biệt cho trẻ.
Gần đây, một nghiên cứu về tính hiệu quả và hạn chế của vắc-xin MMR cho thấy, bên cạnh tác dụng phòng ngừa sởi, quai bị, rubella thì vắc xin này còn giúp hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh về đường hô hấp trên. Họ đi đến kết luận rằng, vắc-xin MMR là phương pháp phòng bệnh an toàn và quan trọng hiện nay.
Xem thêm:
- Những kiến thức cơ bản về vắc xin Hib phòng viêm màng não
- Vắc xin phế cầu Synflorix có tác dụng gì? Giá tiêm bao nhiêu?
- Giá tiêm vắc xin 6 trong 1 mới nhất 2019
- Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
- Các điểm tiêm chủng dịch vụ tại Hà Nội