Những điều cần lưu ý khi bị áp xe mông
Áp xe mông chính là loại áp xe dưới da thường xuyên và điển hình. Đây là một bệnh lành tính nhưng không nên xem nhẹ vì chúng có thể hình thành nguy cơ gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng. Ngay cả sau khi đã điều trị áp xe mông thì người bệnh vẫn phải lưu ý để bệnh được ngăn chặn dứt điểm và không tái phát.
Những điều cần lưu ý khi bị áp xe mông
Áp xe mông chính là loại áp xe dưới da thường xuyên và điển hình. Đây là một bệnh lành tính nhưng không nên xem nhẹ vì chúng có thể hình thành nguy cơ gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng. Ngay cả sau khi đã điều trị áp xe mông thì người bệnh vẫn phải lưu ý để bệnh được ngăn chặn dứt điểm và không tái phát.
Tìm hiểu về bệnh áp xe mông
Áp xe mông được xếp vào loại áp xe phần mềm, đặc trưng bởi sự tích tụ và hình thành một hoặc nhiều khoang mủ. Những ổ áp xe mông này thường có kích thước không giống nhau tùy vào từng trường hợp.
Các tác nhân phổ biến nhất dẫn đến sự phát triển của áp xe mông thường là:
- Nhiễm trùng trong các thao tác điều trị tiêm bắp hoặc tiêm dưới da gây kích ứng
- Nhiễm trùng do mụn nhọt vùng mông
- Các vết thương da và mô dưới da tại vùng mông gây nên
- Biến chứng của lở loét và tụ cầu
- Do can thiệp phẫu thuật bơm hoặc độn mông nhưng bị nhiễm trùng, biến chứng dẫn đến áp xe mông
Biểu hiện ban đầu của áp xe mông chỉ là những nốt đỏ nổi trên da khiến nhiều người không để ý. Sau đó chúng lan rộng ra kèm theo triệu chứng đặc trưng là da nóng, đỏ và đau nhức. Một vài ngày tiếp theo tại vùng này hình thành đốm vàng chứa mủ ẩn dưới da, nhấn vào cảm giác các chuyển động của chất lỏng. Áp xe mông có hai giai đoạn hình thành: đầu tiên là sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, giai đoạn thứ 2 là tạo ổ áp xe.
Điều trị như thế nào?
Áp xe mông là căn bệnh phức tạp bởi nó có thể liên quan đến các bệnh lý khác như viêm hạch, viêm tắc tĩnh mạch và nhiễm trùng huyết (nhưng rất hiếm gặp). Áp xe mông có nhanh khỏi không còn dựa trên việc điều trị như thế nào, mức độ tuân thủ của người bệnh.
Điều trị áp xe mông tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của kích thước áp xe và tình trạng nhiễm trùng. Thực tế cho thấy, bệnh áp xe mông là căn bệnh lành tính, khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách rất cao. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn và đã tiến triển nặng (dịch từ áp xe chảy ra, sờ vào khu vực bị áp xe thấy rất ấm, đau nhức dữ dội, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ, ...) thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thẩm mỹ, thậm chí đe dọa tính mạng.
- Nếu ổ áp xe còn nhỏ, chưa lan rộng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng cách cho uống thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Đa phần là sử dụng thuốc thuộc nhóm penicillin. Bạn cần tuân thủ liều lượng bác sĩ chỉ dẫn và đảm bảo uống đủ liệu trình. Điều này sẽ giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng và nguy cơ tái phát, hình thành ổ áp xe khác.
- Khi ổ áp xe cần can thiệp ngay thì bác sĩ sẽ tiến hành rạch ổ áp xe để lấy ra hết các ổ mủ, vệ sinh ổ nhiễm trùng hạn chế khả năng chúng có thể bị vỡ, gây ảnh hưởng cơ quan lân cận. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp dùng thuốc kháng sinh phù hợp, bổ sung nước và điện giải để ngăn chặn mầm mống bệnh. Trong trường hợp biện pháp này thất bại, bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật để lấy hết các mô bệnh ra ngoài.
Những điều không nên làm khi bị áp xe mông
- Không tự tiện mua thuốc kháng sinh và uống tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không tự điều trị áp xe mông tại nhà bằng cách nặn, chích, đắp lá, ... bởi nguy cơ khiến bệnh nặng hơn
- Không tác động mạnh khi nằm, ngồi, tắm rửa, ... khiến ổ áp xe bị vỡ
- Sau khi điều trị áp xe mông cần vệ sinh vết rạch cẩn thận, tránh nhiễm trùng lại. Đồng thời, tái khám định kỳ để siêu âm, xét nghiệm nhằm xác định khả năng chữa khỏi hoàn toàn
- Cần kiêng một số thức ăn có nguy cơ hình thành mủ hoặc gây dị ứng sau khi mổ áp xe mông. Ngoài ra, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, miễn dịch khỏe mạnh.
Một số cách giảm nhẹ triệu chứng khi bị áp xe mông
- Không chạm tay, sờ, cậy, nặn vào vùng bị áp xe mông. Luôn rửa tay trước và sau khi vệ sinh vết áp xe để tránh nhiễm trùng tụ cầu vàng kháng Methicillin.
- Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, nếu ở thể nhẹ, bạn có thể chườm ấm lên vùng áp xe. Liệu pháp này giảm đau nhức, khó chịu, đồng thời dẫn lưu áp xe.
- Rửa sạch vùng da và vùng áp xe xung quanh. Sau đó dùng khăn sạch mềm thấm khô. Vệ sinh cơ thể tốt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
- Che phủ áp xe mông bằng băng vô trùng. Gạc hoặc băng phủ nhẹ lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần thường xuyên thay băng nếu dịch thấm qua hoặc băng bị bẩn, ướt.
- Mặc quần áo mềm mịn và rộng rãi để không gây kích ứng da, ngăn ngừa đổ mồ hôi.
- Theo dõi kỹ các dấu hiệu nhiễm trùng đang xấu đi để nhờ đến can thiệp y tế ngay lập tức.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc bệnh áp xe gan có lây không?
- Phương pháp chích áp xe vú như thế nào?