Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai cho trẻ

Bấm lỗ tai là việc làm dường như hấu hết các bậc cha mẹ cũng sẽ đêu thực hiện cho trẻ sau khi sinh, đặc biệt là đối với những bé gái. Nhưng có những người vẫn hay chủ quan, và xem đây như hành động bình thường và chẳng mấy quan tâm. Thế nhưng việc bấm lỗ tai cho trẻ nếu như không được thực hiện đúng và đảm bảo an toàn sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Độ tuổi thích hợp để bấ...

Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai cho trẻ Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai cho trẻ

Bấm lỗ tai là việc làm dường như hấu hết các bậc cha mẹ cũng sẽ đêu thực hiện cho trẻ sau khi sinh, đặc biệt là đối với những bé gái. Nhưng có những người vẫn hay chủ quan, và xem đây như hành động bình thường và chẳng mấy quan tâm. Thế nhưng việc bấm lỗ tai cho trẻ nếu như không được thực hiện đúng và đảm bảo an toàn sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc.

Độ tuổi thích hợp để bấm lỗ tai cho trẻ

Thông thường việc quyết định bấm lỗ tai cho trẻ vào độ tuổi nào là do bố mẹ quyết định, tuy nhiên theo khuyến cáo độ tuổi thích hợp để bấm tai cho trẻ là vào khoảng 7 tháng tuổi. Vì lúc này trẻ có thể chịu đựng đau giỏi hơn một chút và cơ thể bé cũng phù hợp để việc làm lành vết thương nhẹ một cách nhanh chóng từ việc xỏ lỗ tai.

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-bam-lo-tai-cho-tre

Những nguy hiểm khi xỏ lỗ tai cho bé

1. Có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng

Trẻ xỏ lỗ tai có thể gây nhiễm trùng vết thương do các dụng cụ dùng để xỏ lỗ tai chưa được khử trùng sạch sẽ. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng.

Theo Tiến sĩ Julia Tzu - Bác sĩ da liễu Đại học New York và người sáng lập trung tâm Wall Street Dermatology ở thành phố New York cho biết, các dụng cụ bấm lỗ tai thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, nó có thể khiến da trẻ bị nhiễm trùng khi tiếp xúc. Vì vậy các bậc phụ huynh nên cẩn trọng trong việc lựa chọn và kiểm tra dụng cụ bấm tai cho trẻ.

2. Gây ra các vết sẹo lồi

Nguyên nhân là do những mô phát triển xung quanh lỗ tai. Những mảng da màu hồng, đôi khi đau và ngứa thường phát triển quanh khu vực bị tổn thương và sau đó lan rộng sang các mô xung quanh. Đa phần sẹo lồi thường lành tính, tuy nhiên sẹo có thể gây nên một số biểu hiện như: ngứa, đau nhức, giật nhẹ, co kéo... Để tránh tối thiểu tình trạng này, nên cẩn thận trong việc chăm sóc và chế độ ăn uống cho trẻ.

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-bam-lo-tai-cho-tre

3. Khiến lỗ tai không đồng đều

Các trường hợp trẻ em xỏ lỗ tai mà bị nhiễm trùng đều do các lỗ tai được xỏ không đồng đều trên thùy tai. Trường hợp này xãy ra nhiều đối với các em bé sơ sinh, thường hay chuyển động bất ngờ và điều này có thể khiến người xỏ lỗ tai xỏ 2 bên không đồng đều.

Cách chăm sóc lỗ tai cho trẻ sau khi bấm đúng cách

- Sau khi bấm lỗ tai, nên làm sạch vết thương ngay lập tức cho trẻ với rượu hoặc nước oxy già.

- Vệ sinh tai thường xuyên cho trẻ với một chất khử trùng tốt, duy trì các điều kiện vệ sinh xung quanh vết thương ít nhất 7 tuần sau khi xỏ lỗ tai. Nên xoay bông tai nhẹ nhàng 1-2 lần/ ngày cho bé trong một khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bé xỏ lỗ tai.

- Không tháo bông tai ra khỏi lỗ tai mới xỏ, đặc biệt khi lỗ tai còn đang sưng hay bị kích ứng. Tuyệt đối không bỏ các hoa tai ra sớm vì lỗ tai của trẻ có thể bị tịt nhanh chóng. Nên làm sạch mặt sau và phía trước của tai với bông được nhúng rượu hoặc thuốc khử trùng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-bam-lo-tai-cho-tre

Các lưu ý để đảm bảo an toàn khi bấm lỗ tai cho trẻ

- Nên chọn địa chỉ bấm tai an toàn và uy tín, nên yêu cầu người bấm dùng găng tay sử dụng 1 lần

- Kiểm tra các dụng cụ bấm tai, vệ sinh, tiệt trùng trước khi sử dụng

- Sau khi bấm, tránh cho bé đi bơi bởi nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

- Vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày, cho trẻ ăn uống đầy đủ và kỹ lưỡng

- Theo dõi, không nên cho trẻ đặt tay lên vùng tai bị thương tránh nhiễm trùng.

Nguồn: Sống khỏe