Những điều cần biết về việc hiến tặng giác mạc

Hiện nay, tỉ lệ người bị viêm giác mạc ngày một gia tăng nhiều hơn, bệnh viêm giác mạc đang trở thành một căn bệnh phổ biến. Phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc đã đem lại hạnh phúc cho người bệnh. Tuy nhiên nguồn giác mạc hiến tặng ít ỏi này vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu bệnh nhân đang chờ được ghép. Vậy hiến tặng giác mạc là gì?

Những điều cần biết về việc hiến tặng giác mạc Những điều cần biết về việc hiến tặng giác mạc

Hiện nay, tỉ lệ người bị viêm giác mạc ngày một gia tăng nhiều hơn, bệnh viêm giác mạc đang trở thành một căn bệnh phổ biến. Phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc đã đem lại hạnh phúc cho người bệnh. Tuy nhiên nguồn giác mạc hiến tặng ít ỏi này vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu bệnh nhân đang chờ được ghép. Vậy hiến tặng giác mạc là gì?

1. Hiến giác mạc là gì?

Định nghĩa hiến giác mạc vẫn còn là một khái niệm vô cùng mới mẻ. Vậy hiến tặng giác mạc là gì?

Như chúng ta đã biết, hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã cho phép còn người tiến hành ghép tế bào, mô, cơ quan tạng người để điều trị các bệnh có tổn thương hoặc thoái hoá tế bào, mô, cơ quan tạng. Ghép tế bào mô và cơ quan đã trở thành một biện pháp điều trị thường quy được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam.

Trong đó với kỹ thuật cấy ghép giác mạc, cho phép các bác sĩ sử dụng phần mô giác mạc từ người hiến tặng để phẫu thuật cho bệnh nhân. Giác mạc được hiến không chỉ đem lại ánh sáng cho người mù mà còn mở ra cho họ cuộc sống mới.

2. Ai có thể hiến được giác mạc?

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-viec-hien-tang-giac-mac-body-1

Theo điều luật được quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến có nêu rõ: Bất kỳ ai từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội... đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến tặng sau khi chết, chết não và hiến xác.

Tuy nhiên, đây mới là quy định về quyền đăng ký để hiến tặng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não. Quy định này không ràng buộc đối với trường hợp người đã chết thông thường (do tuổi già, tai nạn giao thông, tai biến, bệnh tật...) nếu thân nhân của người đã chết đồng ý hiến tặng thì cơ sở y tế sẽ làm thủ tục tiếp nhận giác mạc được hiến.

Bên cạnh đó, việc hiện giác mạc còn áp dụng cho kể cả những người có thị lực kém, những người mắc bệnh nan y như: ung thư hay đái tháo đường hoặc những người phải đeo kính thuốc, từng phẫu thuật mắt vẫn có thể hiến tặng giác mạc. Và giác mạc chỉ được thu nhận sau khi người hiến tặng qua đời.

Những trường hợp nào không thể hiến tặng giác mạc bao gồm: Chết không rõ nguyên nhân, viêm gan do virus cấp tính, nhiễm trùng máu, bệnh vàng da, bệnh dại, uốn ván, tả, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc ung thư tại mắt.

3. Quy trình lấy giác mạc hiến diễn ra như thế nào?

Khác với tạng là phải lấy khi bệnh nhân chết não, giác mạc có thể thu nhận khi người hiến tặng đã qua đời trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tiếng. Sau khi người hiến tặng qua đời, gia đình sẽ gọi về Ngân hàng Mắt. Phía Ngân hàng Mắt sẽ tiếp nhận các thông tin của người hiến tặng, sau đó sẽ điều các kỹ thuật viện di chuyển đến nơi người hiến để tiến hành làm các thủ tục cần thiết: chia buồn, tìm hiểu thông tin người hiến, nguyên nhân tử vong... Sau đó lập biên bản thu nhận giác mạc.

Trước khi lấy giác mạc, kỹ thuật viên sẽ vệ sinh vùng ngoài và trong mắt của người hiến để đảm bảo vệ sinh tiệt trùng. Vì giác mạc là lớp màng mỏng ngoài cùng, do đó các kỹ thuật viên chỉ bóc tách lớp màng mỏng. Nên sẽ không ảnh hưởng gì đến khuôn mặt người hiến và cũng không gây chảy máu. Thời gian thực hiện tách lấy giác mạc được tiến hành rất nhanh chóng (khoảng 25 - 30 phút). Sau khi hiến giác mạc khuôn mặt người hiến không có gì thay đổi, kỹ thuật viên sẽ đậy lại mí mắt sao cho kín như người đang ngủ và lấy mẫu máu của người hiến đem về xét nghiệm.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-viec-hien-tang-giac-mac-body-2

4. Gia đình cần làm gì khi thân nhân đăng ký hiến giác mạc qua đời?

Thân nhân người đăng ký hiến giác mạc cần bàn bạc với gia đình để có sự thống nhất trước khi thực hiện di chỉ của người hiến. Bên cạnh đó, để chất lượng giác mạc được tốt khi người hiến mất, người thân nên lưu ý:

  • Vuốt mắt để mắt nhắm kín
  • Nên đặt bông ẩm hoặc đắp khăn ướt (có đá ở trên) lên mắt
  • Tắt quạt, bật điều hoà hoặc quạt thông gió
  • Đặt đầu lên gối người quá cố lên cao
  • Báo ngay cho Ngân hàng Mắt, tình nguyện viên hoặc hội Chữ thập đỏ

5. Tầm quan trọng của việc hiến giác mạc

Giác mạc được ví như tấm kính mỏng, trong suốt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì vậy giác mạc rất dễ bị tổn thương cho dù chỉ một tác động nhẹ đến giác mạc. Chỉ cần có bất kỳ tổn thương nào tại giác mạc, sẽ làm cho giác mạc mất đi đặc tính trong suốt thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực có khi còn dẫn tới mù lòa. Lúc này, phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để giảm tỷ lệ mù lòa do bệnh lý gây ra bởi giác mạc.

Hiến tặng giác mạc là một nghĩa cử cao đẹp, là món quà vô giá cho người không may bị mù loà. Để nâng cao tinh thần hiến tặng giác mạc, ở Việt Nam có quy định: Nếu một gia đình có người hiến thì sẽ được ngành Y tế và Bệnh viện Mắt Trung ương tôn vinh tặng bằng Ghi nhận Nghĩa cử Cao đẹp. Nếu thân nhân của người hiến cần phải ghép giác mạc thì sẽ được ưu tiên ghép sớm. Bố mẹ hoặc con cái của người hiến khi đi khám mắt ở Bệnh viện Mắt Trung ương thì sẽ được khám miễn phí.

Hy vọng sau bài viết những điều cần biết về việc hiến tặng giác mạc mà chúng tôi đã cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu được hiến tặng giác mạc là gì và tầm quan trọng của việc hiến tặng giác mạc trong xã hội. Từ đó chung tay tuyên truyền vận động góp phần tìm lại thị lực cho những người chẳng may bị mù lòa do mắc các bệnh lý liên quan đến giác mạc.

Xem thêm:

  • Vì sao giác mạc mỏng thì không được phẫu thuật Lasik?
  • Viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào?
  • Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng nên dùng loại nào?