Những điều cần biết về vắc xin HPV

Hiện nay, phụ nữ rất nhiều độ tuổi khác nhau đều có thể bị ung thư phụ khoa, bao gồm ung thư cổ tử cung, thân tử cung, buồng trứng, âm hộ và âm đạo. Do vậy, việc tiêm phòng vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung cho nữ giới là một điều hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vắc xin HPV.

Những điều cần biết về vắc xin HPV Những điều cần biết về vắc xin HPV

Vắc xin HPV là gì?

HPV là viết tắt của Human Papillomavirus, một loại virus gây u nhú ở người. Hiện nay có hơn 100 type của HPV, được nhóm lại thành 2 loại:

  • Nhóm các type nguy cơ cao có thể gây ung thư.
  • Nhóm các nhóm nguy cơ thấp không gây ung thư.

Và có khoảng 30 đến 40 type của HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục như: gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới, và trường hợp ít gặp hơn là ung thư hậu môn, dương vật ở nam giới. Ngoài ra, có một số type HPV khác có thể gây viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay và mặt.

Virus HPV có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm: âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng.

Vắc xin HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số type HPV đặc biệt, cụ thể phòng gây ung thư cổ tử cung và 2 gây sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo dùng cho nữ giới.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-hpv-body-1

Vắc xin HPV có mấy loại?

Có 3 loại vắc-xin HPV bao gồm: Gardasil, Gardasil-9 và Cervarix. Hiện có 2 loại vắc xin HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Đây là hai loại vắc xin hiện đang được chấp thuận cho phép sử dụng ở nhiều quốc gia.

Vắc xin Gardasil

Chủng phòng ngừa

Chống lại các type HPV sau: 6, 11, 16, 18

Đối tượng

  • Nữ từ 9 – 26 tuổi với 2 phác đồ sau:
  • Phác đồ 3 liều: 0, 2 và 6 tháng từ 9-26 tuổi hoặc theo lời khuyên bác sĩ
  • Phác đồ 2 liều: 0 và 6 tháng từ 9-13 tuổi hoặc theo lời khuyên bác sĩ

Chỉ định

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Cách dùng

  • Vắc xin được tiêm ở bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên phía trên đùi, không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin HPV được dùng nguyên dạng, đơn liều 0,5ml.
  • Trước khi tiêm lắc kỹ lọ vắc xin, sau khi lắc vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin HPV cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi hộp

Vắc xin Cervarix

Chủng phòng ngừa

Chống lại các type HPV sau: 16 và 18

Đối tượng

Nữ từ 10 đến 25 tuổi với 2 phác đồ sau:

  • Phác đồ 3 liều : 0, 1 và 6 tháng từ 9 – 25 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ
  • Phác đồ 2 liều : 0 và 6 tháng từ 9 – 14 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ

Chỉ định

Phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung.

Cách dùng

  • Vắc xin được tiêm ở bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên phía trên đùi, không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin HPV được dùng nguyên dạng, đơn liều 0,5ml.
  • Trước khi tiêm lắc kỹ lọ vắc xin, sau khi lắc vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin HPV cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi hộp.

Những tác dụng phụ khi tiêm vắc xin HPV

Sau khi tiêm vắc-xin HPV có thể gây ra một số phản ứng tại chỗ tiêm như: sưng, đỏ, đau nhẹ giống các loại vắc-xin khác. Một số trường hợp đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, ngất xỉu...Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, thế nên các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em không nên quá lo lắng sau khi tiêm vắc xin HPV.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-hpv-body-2

Giá tiêm vắc xin HPV

Tại Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin ngừa virus HPV với mức giá như

  • Vắc xin Cervarix: vắc xin có chứa 2 tuýp gây bệnh ung thư cổ tử cung, giá khoảng 850.000 - 950.000 đồng/mũi, tùy từng cơ sở tiêm chủng.
  • Vắc xin Gardasil: vắc xin có chứa 2 tuýp gây ung thư và 2 tuýp gây bệnh khác như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, giá khoảng 1,3 triệu đến 1,5 triệu đồng/mũi, tùy từng cơ sở tiêm chủng.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin HPV

Không nên tiêm vắc xin HPV nếu:

  • Người nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin HPV
  • Người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Do đó, hãy điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin.
  • Khi bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu không nên tiêm vắc xin.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Phụ nữ đã bị nhiễm vi khuẩn HPV.
  • Trong thời gian tiêm ngừa vắc xin HPV, không được có hoạt động quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV khi cơ thể chưa tạo được hệ miễn dịch bảo vệ đầy đủ. Và chỉ nên có thai sau mũi tiêm thứ 3 ít nhất là 1 tháng sau khi tiêm vắc xin HPV.

Vắc xin chủng ngừa HPV không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, herpes, chlamydia và lậu. Do đó, để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn thì tiêm phòng vắc-xin HPV là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh.

Xem thêm:

  • Tiêm vắc xin HPV sau khi sinh có ảnh hưởng tới sữa mẹ?
  • Tại sao Vắc-xin HPV được khuyến cáo ở độ tuổi 11-12?
  • Ai nên tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung?